banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 - Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

 

P.O. Box 661162

 

Sacramento , CA 95866

 

Phone & Fax: 916-480-2724

 

Email: vnn@vnn-news.com

 

Website: www.vnn-news.com

 

 

 

**********************************

Bài Vở Hàng Ngày

 

Ngày 06 Tháng 09 Năm 2007

 

**********************************

 

 

 

1- Binh Luận Việt Nam

 

- Xin Mời Biểu Tình

 

Trần Khải

 

 

 

2- Diễn Ðàn Hải Ngoại

 

- Việt Cộng là Việt Gian

 

Thanh Khâm

 

 

 

3- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

- Tổng Kết Một Sự Kiện: Ðỗ Hoài Phương Minh và thanh kiếm cong của Pháp luật

 

T.K

 

 

 

4- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

- Cần làm rõ việc yểm trợ người khiếu kiện

 

Trần Bình Nguyên

 

 

 

5- Tin Tức Quốc Nội

 

- Tản mạn ngọn nguồn 2 (tiếp theo và hết)

 

 

 

6- Tùy Bút

 

- Tôi Ðưa Con Sang Ðông

 

Nam Lộc

 

 

 

7- Câu Chuyện Việt Nam

 

- Không ra đi mới là lạ

 

Văn Quang

 

 

 

8- Văn Học Nghệ Thuật

 

- Tựu trường

 

Phan

 

 

 

**********************************

 

 

 

1- Binh Luận Việt Nam

 

 

 

- Xin Mời Biểu Tình

 

 

 

Trần Khải

 

(VNN)

 

 

 

Một hiện tượng thế giới có thể thắc mắc: tại sao tất cả những hội nghị APEC đều có những cuộc biểu tình rầm rộ nhiều ngàn người, chỉ trừ hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội? Có phải vì vong hồn Bác Hồ linh thiêng nhát ma quốc tế, hay chỉ đơn giản vì các hội môi sinh và phản chiến đã bị loại ngay ở vòng thủ tục xin visa? Hay cụ thể hơn, các nhà hoạt động quốc tế cũng sợ bị công an Hà Nội đánh cho dập mũi, gãy răng - điều mà các dân oan Việt Nam chịu đựng nhiều năm rồi.

 

Vậy mà qua hội nghị APEC 2007 là Sydney , Úc, nơi tổ chức thượng đỉnh này, đã hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình tưng bừng. Cộng đồng Việt Nam tất nhiên đã thấy đây là một cơ hội để nêu lên nhu cầu đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào trong nước. Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã ra Tuyên Cáo v/v Biểu Tình Ðòi Hỏi Nhân Quyền Trong Dịp APEC trích như sau.

 

"Hội Nghị Thượng Ðỉnh về Hợp Tác Kinh Tế vùng Á Châu-Thái Bình Dương lần thứ 15 sẽ nhóm họp tại Sydney từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 năm 2007. Tham dự Hội Nghị sẽ có 19 nhà lãnh đạo quốc gia kể cả Chủ tịch Nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, cùng trên 1000 đại diện các cơ quan truyền thông quốc tế.

 

CDDNVTD Úc Châu Liên bang và các Tiểu bang, Lãnh thổ nhận định rằng:

 

1- Việc chính phủ Úc đứng ra tổ chức Hội Nghị quốc tế quan trọng này tại Sydney năm nay sẽ củng cố thêm uy tín của nước Úc trên trường quốc tế. CDDNVTD hoàn toàn tán đồng và hoan nghênh nỗ lực này của chính phủ Úc.

 

2- Sau khi đã tổ chức Hội Nghị APEC lần thứ 14 và được chấp nhận làm thành viên của tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) vào cuối năm ngoái, từ đầu năm nay chế độ CSVN đã gia tăng cường độ đàn áp các phong trào dân chủ, các nhà đối kháng trong nước, các công đoàn độc lập và các tôn giáo. Cụ thể là việc bắt giam và kết án tù Linh mục Nguyễn Văn Lý, các nhà tranh đấu Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, các luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Huỳnh Nguyên Ðạo, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, các vị lãnh đạo phong trào công đoàn độc lập Nguyễn Tấn Hoành, Trần Quốc Hiền, Trần Thị Lệ Hằng, rất nhiều vị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo độc lập. Gần đây nhất là việc bắt giam Thượng Tọa Thích Không Tánh thuộc Giáo Hội PGVN Thống Nhất và việc dùng vũ lực đàn áp, giải tán cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện tại Saigon vào cuối tháng 7 vừa qua.

 

3- Nhân cơ hội cả thế giới đang chú ý đến Úc Châu, đây là dịp tốt để người Úc gốc Việt nêu lên mối quan tâm về tình hình nhân quyền tồi tệ tại VN dưới chế độ CS.

 

Từ những nhận định trên, CDDNVTD:

 

1- Tha thiết kêu gọi đồng hương trên toàn nước Úc, đặc biệt là ở Sydney, hãy tích cực tham gia đông đảo cuộc Biểu Tình ôn hòa do CDDNVTD Úc Châu và NSW tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày Thứ Bảy 08/9/2007 tại Belmore Park ngay tại trung tâm City, đối diện với Ga Xe Lửa Central. Mục đích của cuộc biểu tình này là để tố cáo trước công luận Úc và thế giới những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ CSVN, đồng thời đòi hỏi Thủ Tướng John Howard và lãnh đạo của các quốc gia tự do trong APEC phải nêu vấn đề đàn áp nhân quyền với Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước CSVN trong những cuộc thương thuyết, chứ không chỉ bàn về chuyện hợp tác kinh tế.

 

2- Ðòi hỏi chế độ CSVN phải trả tự do tức khắc cho các nhà tranh đấu dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến, các tín đồ tôn giáo, các dân oan khiếu kiện hiện đang bị giam giữ..." (hết trích).

 

Ðiều cũng nên nói tới rằng đây là những cuộc biểu tình đa phương, vì bên cạnh người Việt Nam mình, bạn sẽ nhìn thấy đủ thứ lập trường hiện diện trên đường phố Sydney này: từ phản chiến chống Bush, tới đòi cứu môi sinh giảm hâm nóng toàn cầu, từ sinh viên Miến Ðiện đòi thả cho lãnh tụ dân chủ Suu Kyi cho tới tín đồ Pháp Luân Công phản đối lãnh đaọ Trung Quốc, và tội nghiệp nhất sẽ là những người Tây Tạng lưu vong, họ đang chứng kiến dân tộc họ bị diệt chủng từ từ, ngay trước mắt của thế giới.

 

Chúng ta có thể nêu câu hỏi: vì sao các sinh viên du học Việt Nam, và cả các nhân viên sứ quán CSVN, không mặc aó thường dân ra phố biểu tình chống việc Hải Quân Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt vùng Quảng Ðà gần đây mấy phen bắt cóc, bắn chết, đụng tàu chìm... Nhà nước CSVN mà làm được chuyện này là hay biết mấy, mới gọi là thật tâm biết giữ lòng dân.

 

Bản thông cáo của Cộng Ðồng Tây Tạng tại Úc Châu, gửi từ ông Tenpa Dugdak, gửi ra hôm 4-9-2007 cho biết cũng sẽ từ nhiều nơi tụ về biểu tình ở Sydney ngày 8-9-2007, để:

 

"...diễn hành gây ý thức về vi phạm nhân quyền toàn cầu và về việc phá hủy môi sinh không ai thách thức.

 

Dân Tây Tạng sẽ diễn hành bên cạnh cộng đồng Việt Nam, bên phong trào Trung Quốc Tự Do, bên Liên Ðoàn Trung Quốc Dân Chủ và các đại diện từ Turkestan. Dự kiến người tham dự biểu tình sẽ là từ 3,000 tới 5,000 người.

 

Ông Tenpa Dugdak của Cộng Ðồng Tây Tạng tại Úc Châu nói, Tình hình nhân quyền ở Tây Tạng tệ hại mau chóng hơn. Thêm nữa, bằng cách buộc dùng tiếng Quan Thoại làm ngôn ngữ chính thức ở Tây Tạng, Trung Quốc đã hiệu quả đẩy văn hóa Tây Tạng vào cơ nguy xóa sổ...(...)

 

Bình luận, ông thêm rằng trong chuyến đi mới đây thăm Tây Tạng, ông 2 lần bị yêu cầu bước ra khỏỉ xe taxi vì không nói được tiếng Quan Thoại. Người Tây Tạng thấy đời sống rất khó khăn ở Tây Tạng khi họ chỉ nói tiếng Tây Tạng. Thêm nữa, công an đông khắp, cho cảm giác là công an theo dõi dân thường trực. Công an có mặt cả ở các buổi lễ và cầu kinh..." (hết dịch).

 

Ðiều chúng ta chú ý trong naỳ còn là: các cộng đồng được nhắc tên trong Thông Caó của người Tây Tạng đều có chút ân oán giang hồ với nhà nứơc Bắc Kinh. Cộng đồng Việt thì chỉ tập trung chống ông Triết, nhưng cũng cảnh giác thường trực và cũng bực bội thường trực về nước khổng lồ Phương Bắc. Còn Pháp Luân Công thì tất nhiên, bị CSTQ đàn áp từ lâu rồi. Còn các đảng pháí dân chủ Trung Quôc cũng tất nhiên, họ cũng có các phong trào như 8406 của chúng ta, mà thực tế còn đi trứơc xa, như phong trào Thiên An Môn tháng 6-1989.

 

Còn anh em Turkestan là ai? Trời ạ, cũng sắp bị xóa sổ cả một nền văn minh rồi đấy. Họ là người chúng ta quen gọi là dân tộc Uy Ngô Nhĩ, sống vùng Tân Cương. Và cũng đang phải dùng tiếng Quan Thoại làm ngôn ngữ chính, hệt như Tây Tạng.

 

Dân Việt Nam mình cần coi chừng. Không khéo, thì chục năm nữa là chúng ta cũng chia sẻ thân phận như dân Tây Tạng, Turkestan ... Xin mời các anh chị sứ quán CSVN giả dạng thường dân, cùng ra phố Sydney biểu tình để vì ngư dân Việt mà phản đối Hải Quân Trung Quốc. Cộng Ðồng VN tại Úc Châu hẳn là cũng sẵn lòng từ bi mời vào cùng phản đối các đàn anh Phương Bắc.

 

Xin mời sứ quán cùng ra biểu tình... Hãy nhớ, không khéo thì sẽ có lúc chúng ta cũng sẽ như người Tây Tạng, bị đuổi xuống xe taxi ở Hà Nội vì không nói được tiếng Quan Thoại của người Trung Quốc.

 

 

 

=END=

 

 

 

2- Diễn Ðàn Hải Ngoại

 

 

 

- Việt Cộng là Việt Gian

 

 

Thanh Khâm

 

 

Hai tiếng Việt Gian được phe Cộng sản thường dùng để gán tội cho những ai chống lại cái đảng Cộng sản. Vậy Việt Gian là gì? Tức là người Việt làm những việc gian dối, gian trá, tay sai cho ngoại bang. Như vậy CSVN hiện giờ đang làm tay sai nô lệ cho Tàu Cộng. Và Việt Cộng xưa nay thường hay ăn gian, nói dối, mưu mẹo gian xảo và lường gạt đồng bào. Thế thì chữ Việt gian dùng cho CSVN mới đúng nghĩa của nó. Sở dĩ có lối vu khống gán tội Việt gian cho người khác, mục đích của Việt Cộng lâu nay dùng nó để che đậy cái tội ác buôn dân bán nước, tay sai nô lệ Nga Tàu của cái đảng Mafia CSVN.

 

Kể ra, chữ Việt Gian bắt nguồn từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, từ khi Hồ Chí Minh thủ tiêu các đảng phái Quốc gia để độc tôn độc quyền tiếm đoạt công lao kháng chiến của toàn dân, giành lấy độc quyền yêu nước, giành lấy độc quyền giành độc lập, giành lấy độc quyền giải phóng dân tộc, giành lấy cái độc đoán, độc tôn, độc tài, độc trị, hầu để che đậy cái độc ác của đảng CSVN là đem dân tộc Việt vào vòng nô lệ của Nga Tàu như ngày nay. 

Trong những năm sau này khi cuộc chiến Quốc Cộng khai diễn. Hồ Chí Minh và Lê Duẫn thường rêu rao tuyên truyền nói xấu các lãnh tụ miền Nam, như Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu là tay sai của Mỹ, nô lệ Mỹ? Còn ngược lại tự đề cao một cách bịp bợm, Hồ Chí Minh là người yêu nước? Rõ ràng là CSVN đã vu khống và nói láo, mục đích để bao che hành động làm tay sai nô lệ, bán nước cho Nga và Tàu của họ Hồ. CSVN có lối nói xấu người mà không thấy được bản thân khuyển mã của mình.

 

Cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ, cuộc chiến giữa chủ nghĩa quốc gia hữu thần chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần. Sau hiệp định Geneve 1954, nước Việt Nam bị chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới Quốc Cộng. Hồ Chí Minh tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản vô thần, thống trị nửa nước ở miền Bắc, rất nghèo đói kiểu như Bắc Hàn hiện nay. Còn lại nửa nước ở phía Nam do phe Quốc gia làm chủ, rất phồn thịnh và no ấm. Thời đó, người Việt Nam Nam hay ở Bắc chỉ có tay không, chưa có ai làm được cây súng viên đạn, tất cả phải nhờ vào viện trợ của ngoại bang. Hồ Chí Minh theo Liên Xô và Tàu Cộng để làm tay sai nô lệ, làm lính đánh thuê cho phe Cộng sản quốc tế do Liên Xô chỉ đạo và cung cấp súng AK 47, để CSVN giết người Việt Nam. Miền Nam do Ngô Ðình Diệm thân Mỹ chống lại Cộng sản bằng súng M1 của Mỹ cung cấp để tự vệ, chống Cộng sản xâm lược. Như vậy, nếu nói cho công bằng và đúng lý lẽ thì Hồ Chí Minh và Ngô Ðình Diệm đều nằm chung số phận nhược tiểu, cả hai đều phải dựa vào thế lực ngoại bang để tồn tại. Như vậy Hồ Chí Minh và đàn em của Hồ dùng lý lẽ gì để tuyên truyền vu khống miền Nam là tay sai, là bán nước, là nô lệ? Nếu bảo Ngô Ðình Diệm nô lệ Mỹ, thì Hồ Chí Minh cũng nô lệ Nga và Tàu có khác gì đâu?

 

Tất cả tấn thảm kịch Việt Nam diễn ra từ trước đến ngày nay đã phơi bày sự thật quá rõ rệt, xuyên qua những hành động tội ác của đảng CSVN. Ðảng Cộng sản do Hồ Chí Minh chủ xướng đã từng gieo đại họa cho dân tộc Việt Nam . Chỉ có những ai còn u mê, khờ khạo mới không biết Cộng sản. Như thế, ở Việt Nam , ai là tay sai nô lệ ngoại bang? Ai là buôn dân bán nước? Ai là Việt Gian? Có phải Việt Cộng là Việt gian? Hay Việt Minh là Việt Gian? Cả hai đều là Việt gian không hơn không kém.

 

 

Việt Minh là Việt Gian:

 

Hai chữ này tôi được biết qua từ khi tôi còn bé mới lên 12 tuổi, đã bắt đầu nếm mùi khói lữa chiến tranh Nhựt Pháp rồi tới Việt Minh. Nhớ lúc đó đi học, nhìn thấy trên các tường nhà ở đầu phố, có người vủ lên những chữ bằng sơn "Việt Minh = Việt Gian". Lúc đó vào năm 1947 tại thị xã Cái Răng, Cần Thơ, tôi đã thấy những danh từ này. Sau này lớn lên mới nhớ lại, cảnh những người theo phe kháng chiến, theo Việt Minh, thường hay hồ đồ kết tội những người theo phe Quốc gia là Việt gian bán nước. Việt Minh thường hay sách động quần chúng chống Việt gian, và lôi cuốn dân chúng ủng hộ Việt Minh. Như vậy Việt Minh là cái quái quỉ gì đây? Việt Minh là do chữ rút gọn của một tổ chức toàn quốc kháng chiến có tên là Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội, được gọi tắt là Việt Minh. Tổ chức này lúc sơ khởi có đủ các thành phần yêu nước tham gia kháng chiến, có đủ mặt kể cả phe Quốc gia và phe Cộng sản. Nhưng sau đó, chỉ có một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để thủ tiệu và tàn sát mất hết phe Quốc Gia trên đất Bắc Việt Nam, chỉ còn duy nhất có phe Cộng sản. Mục đích của HCM sẽ nắm độc quyền lảnh đạo mặt trận Việt Minh.

 

Ðể chứng minh cụ thể qua sử liệu có ghi chép, sau đó chỉ trong vòng 2 tuần lễ, từ 19 tháng 8 năm 1945 đến 2 tháng 9, 1945, Hồ Chí Minh đã thi hành thủ đoạn bắt cóc thủ tiêu sát hại dã man các thành phần Quốc gia. Như Hồ Chí Minh đã thủ tiêu Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, là hai người cùng với Nguyễn Thái Học sáng lập VNQDÐ. Hai người này bị tay chân bộ hạ của HCM sát hại quá dã man. Cũng như Tạ Thu Thâu, lãnh tụ Ðệ tứ CS quốc tế. Trương Tử Anh lãnh tụ của đảng Ðại Việt và Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, đều bị Hồ Chí Minh ra lệnh thủ tiêu mất tích (Viết theo "Việt Nam Huyết Lệ Sử" của Cao Thế Dung, trang 741 ở cuối trang).

Cũng từ những ngày đen tối đó, Hồ Chí Minh đã làm những cuộc thanh toán đẫm máu khắp Bắc Trung Nam , do Việt Minh Cộng sản thực hiện một cách tàn bạo. Bàn tay của HCM đã vấy máu của người Việt Nam khởi sự từ dó. Như thế chỉ còn duy nhất cái đảng Cộng sản chiếm dụng 2 chữ Việt Minh, mục đích để tiếm đoạt công lao kháng chiến và lòng yêu nước của toàn dân. Ðây là âm mưu và thủ đoạn ma giáo tước đoạt công lao của toàn dân, dành riêng cho đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh chủ trương.

 

Cũng từ ngày đó Hồ Chí Minh đã chiếm đoạt độc quyền, độc tôn, lãnh đạo cái mặt trận Việt Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cũng là ngày HCM làm lễ độc lập, cái độc lập này của đảng Cộng sản, và cờ máu cũng là cờ của đảng Cộng sản. HCM dùng cờ đảng làm quốc kỳ? Hồ Chí Minh cho ra đời cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cũng là ngày dân Việt Nam bị chìm đắm trong biển máu. HCM đã gây biết bao đại họa cho dân Việt. Cũng từ ngày đó, Hồ Chí Minh bắt đầu những thủ đoạn lừa dối, mị dân, lường gạt cướp công cướp của một cách gian ác, ma mảnh, trong tất cả mọi sự để lường lận đồng bào, khiến cho hàng vạn sinh linh phải vong mạng.

 

Bằng chứng cụ thể, căn cứ vào sử liệu có ghi những câu của HCM khi đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập (bản tuyên ngôn này đã ăn cắp một phần của bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Hoa Kỳ năm 1776) HCM đã gian xảo khuyến dụ đồng bào cùng giơ tay thề:

- Thề không điều đình với Pháp

 

- Thề chết chứ không làm nô lệ (đây là trò Bịp bợm).

 

Thế mà ngày 15 tháng 10 năm 1945, HCM đã đích thân đến gặp Jean Sainteny, đại diện lâm thời của Pháp ở Ðông Dương, để bí mật điều đình, mục đích mượn tay Pháp để thủ tiêu phe Quốc gia. Qua hành động này, HCM, là lãnh tụ của Việt Minh, đã làm Việt Gian để mượn tay Pháp giết người Việt Nam . Hết làm Việt Gian cho Pháp, tiếp theo làm Việt gian nô lệ cho Liên Xô và Tàu Cộng, để giết người Việt, gây cảnh nồi da xáo thịt khủng khiếp và kinh hoàng trên quê hương Việt Nam . Tương tự như trường hợp cụ Phan Bội Châu cũng do dã tâm của HCM làm Việt Gian, mật báo cho Pháp bắt cụ để lấy tiền thưởng.

 

Kể từ khi triệt hạ hủy diệt hết phe Quốc gia trên đất Bắc, HCM trở thành độc tài, độc trị, độc đảng, độc quyền lãnh đạo miền Bắc dưới sự chỉ đạo của Liên Xô và Tàu Cộng, rất vô nhân và vô đạo với người Việt. Bằng cớ cụ thể, HCM đã theo lệnh của Tàu thi hành cuộc tàn sát đồng bào Việt Nam trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất năm 1955. HCM đem dâng 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu Cộng. HCM đã có chủ trương tàn sát tập thể đồng bào trong vụ Tết Mậu Thân 1968. HCM đã nhận làm lính đánh thuê cho Liên Xô, mục đích giúp cho sự bành trướng CNXH ở Ðông Nam Á. Sau HCM, có Lê Duẩn tiếp tục làm tay sai và nô lệ Liên Xô, để tiếp tục làm lính đánh thuê với danh nghĩa bịp bợm là "đánh Mỹ cứu nước"? Gian manh với âm mưu xâm lược miền Nam và xâm lược Cam Bốt theo lệnh của Liên Xô. Tên Ðỗ Mười đã cướp của và đày đọa đồng bào miền Nam . Còn tên Lê Khả Phiêu là tên Việt gian bán nước, cắt đất dâng biển cho Tàu Cộng, qua vụ Bản Dốc và Vịnh Bắc bộ. Liên tục với đám đàn em của Hồ, đều làm theo lời Hồ chỉ dạy, tức tiếp tục làm tay sai và nô lệ cho Tàu cho đến ngày nay. Như 3 tên Việt gian, là Thái thú Tàu gốc Việt, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, đã nhận lệnh của Tàu Cộng, mục đích để thống trị đè đầu cưỡi cổ, giam hãm hút máu người Việt trong gông cùm cộng sản. 

 

Như vậy, CSVN có phải là Việt Gian không? Có phải là tay sai, nô lê, buôn dân bán nước cho ngoại bang không?

 

 

 

Buôn dân bán nước:

 

CSVN do HCM lãnh đạo đã bán đứng dân tộc Việt, bán đứng Tổ Quốc Việt Nam cho Nga Tàu. HCM là tên Việt gian bán nước được che đậy bằng cái bình phong "yêu nước và cứu nước" bằng thủ đoạn lưu manh gian xảo để lừa gạt đồng bào. HCM và Phạm Văn Ðồng đã bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu Cộng, để đổi lấy viện trợ vũ khí nhầm xâm lược miền Nam Việt Nam. Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ đã bán đứng Tổ Quốc cho Liên Xô, để đồng hóa Tổ Quốc Việt Nam tương đồng với Tổ quốc XHCN. Tự nguyện đem dân tộc Việt làm lính đánh thuê cho Liên Xô trong công cuộc xâm lược miền Nam, đánh dùm cho Liên Xô để bành trướng CNXH. Tên Lê Khả Phiêu nhượng đất Bản Dốc, ải Nam Quan, Hảo Sơn và Vịnh Bắc bộ cho Tàu cộng để củng cố đảng. Ðây là những tên bán nước, đã bị sức ép của Tàu cộng bắt làm nô lệ.

 

Trước sức ép của Tàu cộng như hiện nay, CSVN phải tôn thờ mẫu quốc là Trung Quốc. Ngày nay Liên Xô không còn, như thời HCM còng sống phải tôn thờ tới hai mẫu quốc cùng môt lúc, là Liên Xô và Trung Cộng. Như thế cho đến ngày nay, CSVN vẫn u mê tự khoe khoang là cứu nước cứu dân ư, vì dân và do dân??? Hay thật sự là phản dân hại nước do làm tay sai và nô lệ cho Tàu???

 

Còn những tên buôn dân khát máu, sát hại đồng bào nhu tên Ðỗ Mười, là tên đồ tể độc ác, đã uy hiếp đồng bào, qua các vụ đánh tư sản và đổi tiền, cướp vàng, cướp tài sản của dân. Những tên Việt gian tay sai nô lệ của Tàu Cộng là Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Cả 3 tên nô lệ Việt gian này làm tay sai của Trung Cộng, đã và đang gây nhiều thảm họa cho đồng bào. Ðiển hình như những vụ cướp của, cướp nhà, cướp đất của dân oan, hà hiếp đồng bào. Vụ đàn áp dã man, bỏ tù những người bất đồng chính kiến yêu nước. Tàn tệ như những vụ buôn người, bán gái của 3 tên Thái thú Tàu gốc Việt này. Bằng cớ Việt gian Nguyễn Minh Triết đi rao hàng bán gái Việt ở New York trong chuyến Mỹ du hồi tháng 6/2007. Như Việt gian Nguyễn Tấn Dũng đem triển lãm chào mời gái bằng cuộc trình diễn văn nghệ với cái "duyên dáng chân dài" của gái Việt Nam vừa qua trong chuyến viếng thăm Singapore.

 

Chỉ có thời đại của HCM, mới có những cuộc buôn người, buôn dân bán nước vĩ đại như thế. Buôn người kể cả đàn ông lẫn đàn bà, con gái còn bé 6 tuổi. Ðàn ông bị bán đi theo dạng xuất khẩu lao động để bóc lột xương máu và sức lao động của nhân dân, mục đích chỉ làm giàu cho đảng viên Cộng sản. Còn đàn bà thì bị bán ra nhiều dạng như làm cô dâu, làm lao động, làm đỉ làm gái tại các nước như đã xảy ra ở Ðài Loan, Nam Hàn, Mã Lai, Singapore và Cao Miên.

 

Như vậy rõ ràng là CSVN là thứ buôn người, buôn dân bán nước. Thế mà từ lâu CSVN vẫn cứ nói láo là vì dân do dân? CSVN ngày nay đã trở thành một thứ thực dân Ðỏ đáng ghê tởm.

 

 

Tội ác của Việt gian

 

CSVN ngày nay đã để lộ chân tướng là Việt Gian bán nước. CSVN ngày nay đã trở thành một thứ thực dân Ðỏ da vàng, tàn độc tệ hại hơn cả thực dân da trắng thời Pháp thuộc. CSVN ngày nay đã thay lông đổi cánh, thay lòng đổi dạ, quay lưng với đồng loại, để lô bộ mặt phản bội dân tộc, phản bội kháng chiến một cách trắng trợn. Tất cả đều do cái bản chất lưu manh vô đạo, độc quyền yêu nước, công thần ngạo mạn, bắt nguồn từ tên Hồ Chí Minh đã chỉ dạy đám đàn em chủ trương xử dụng chính sách bá đạo để đè đầu cưởi cổ nhân dân.

 

Kể ra từ buổi sơ khai nơi rừng rú, từ hang Pác Bó, qua Tân Trào, HCM chỉ là tên dâm tặc thất phu, có gì đâu là thần thánh? Có gì đâu mà gọi là tư tưởng HCM. Sự thật, HCM chỉ là tên tay sai của tướng Tàu Trương phát Khuê, Tư lệnh đệ tứ chiến khu Hoa Nam, đã ủy thác cho HCM làm tiền đạo thực hiện kế hoạch "Hoa quân nhập Việt". Từ đó HCM từ Trung Quốc về Việt Nam, ngày đầu về Tân Trào, HCM đi thăm Ðỗ thị Lạc đã sinh ra đứa con gái với HCM. Ðỗ thị Lạc từng là đồng chí, từng chung chạ ăn nằm với Hồ. Lúc lưu lạc ở nước ngoài, HCM đã từng có 4 vợ và hàng chục nhơn tình. Người vợ Tàu là Tăng Tuyết Minh, là cán bộ tình báo của Tàu. Có lễ cưới hẳn hoi với Tăng Tuyết Minh. Người vợ Việt từng ăn ở với Hồ ở Mặc Tư Khoa là Nguyễn Thị Vịnh tự Minh Khai, là vợ của đồng chí Lê Hồng Phong. Hồ đã cướp vợ của Phong. Khi về Hà Nội, HCM đã lấy Nong thị Xuân có con xong, rồi sai Trần Hoàn tên tay sai của Hồ, là Bộ Trưởng Nội Vụ, đem Xuân đi hảm hiếp rối quăng xác thủ tiêu, để che giấu tội ác dâm tặc của Hồ. Tư cách của HCM như thế, nhưng CSVN cứ mãi bao che để thần thánh hóa HCM, mục đích chỉ để lừa bịp nhân dân mà thôi. Những thủ đoạn gian manh trong cuộc đời HCM, từ vấn đề tình ái vụn vặt, đến những thủ đoạn chính trị bỉ ổi, thật là khủng khiếp và dã man tàn bạo. Con người vô đạo và tàn ác dâm đảng như thế, làm sao hành xử trong cuộc đời có nhân nghĩa đạo đức tốt được? Thân thế và sự nghiệp của HCM ai ai cũng rõ, thế mà CSVN cố tình nói láo che đậy bưng bít, lấy thúng úp voi, mong để lừa gạt công luận. Cũng vì thế mà HCM đã gây nên biết bao đại họa cho dân Việt Nam, xuyên suốt mấy chục năm qua, khiến nhân dân đồ thán, hàng triệu người vong mạng.

 

Từ những hành động man trá cùng những thủ đoan lưu manh HCM và đàn em trong cái đảng Mafia Cộng sản, đã gây biết bao tai uơng thảm khốc cho dân Việt. Ðã từ lâu, gần nửa thế kỷ qua đi, dân Việt Nam phải gánh chịu nhiều thảm nạn do CSVN gây ra. Bằng cớ trước mắt cho đến tận hôm nay, như thảm nạn Dân Oan bị các đảng viên Cộng sản tham ô, đã cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản của dân. Còn đánh đập tù đày, là một bằng chứng cụ thể những hành động man rợ rừng rú của cái đảng ăn cướp ban ngày tại Việt Nam. Chưa kể đến những hành động rừng rú đối với các người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đã bị CSVN đàn áp, vu khống, tù đày và khủng bố dã man.

Cũng đã từ lâu CSVN ẩn mình trong cái vỏ bịp bợm là "Yêu nước Cứu nước", tương tự như kiểu bịp bợm, để thần thánh hóa HCM, khi biết rõ HCM có rất nhiều vợ, là tên dâm tặc và tay thủ đoạn gian ác. Như vậy, thật sự CSVN là thứ ác qủy giết người không gớm tay. Chúng không bao giờ yêu nước, yêu dân thật sự, mà giờ này chúng chỉ có yêu đô la Mỹ, bán nước, bán dân, và tham nhủng vơ vét mọi thứ cho đầy túi, để sống trên xương máu của đồng bào, như hiện nay ai ai cũng biết.

 

 

Kết luận

 

Số trời đã định, CSVN bắt đầu phải đền tội ác, khi đi vào ngưỡng cửa WTO, cũng là cửa tử của chúng, chúng không còn quen thói chơi luật rừng được nữa. Vì nơi đây, bọn chúng lần lượt phải bị lột mặt nạ "yêu nuớc cứu nước" giả hiệu, như kiểu Việt Gian bán nước của chúng. Cũng vì lý do lũ chúng là nô lệ của Tàu Cộng. Luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế sẽ xét xử tội làm Việt gian buôn người, giết người không gớm tay, ngang ngược ngạo mạn bất kể công luận. Và tên HCM cũng bị lộ rõ chân tướng vì cả thế giới đều biết, hắn ta chỉ là tên điếm quốc tế mà thôi. Dù có biện minh cách nào đi nữa, CSVN không làm sao rửa sạch cái tội ác trước lịch sử, là làm Việt gian bán nước, làm tay sai nô lệ cho Tàu cộng. Như vậy chúng ta có thề kết luận đến ngày nay "Việt Minh là Việt Gian" Việt Cộng là Việt Gian, tức CSVN là Việt Gian. Sự thật đã phơi bày rõ rệt là như vậy.

 

=END=

 

 

 

3- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

 

 

- Tổng Kết Một Sự Kiện: Ðỗ Hoài Phương Minh và thanh kiếm cong của Pháp luật

 

 

 

T.K

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 8-2007, xuất hiện trên hầu hết các tờ báo Việt Nam, hình ảnh người thiếu úy cảnh sát giao thông ngồi trong phòng an ninh sân bay với vẻ mặt tự mãn, trên bàn có chứng cứ là thanh kiếm cong veo.

 

Sự việc này đã gợi lên nhiều suy nghĩ cho nhưng ai ước muốn có một nền luật pháp tốt đẹp tại Việt Nam.

 

Chuyện thích ra uy quyền lực của một nhân viên an ninh có cấp bậc và được hậu thuẫn từ gia đình cũng như Ðảng tịch như Ðỗ Hoài Phương Minh không phải là trường họp cá biệt.

 

Hiểu được tệ trạng lạm quyền và kiêu hãnh của một bộ phận luôn đứng trên cộng đồng và luật pháp là hiểu được dư luận tổn thương như thế nào.

 

Có thể tóm tắt mọi dữ kiện chính như sau: Ngày 11.8.2007, trong lúc cãi nhau với an ninh sân bay quốc tế Ðà Nẵng, Ðỗ Hoài Phương Minh, thiếu úy công an Bình Dương, bất ngờ mở cửa xe ôtô rút ra thanh kiếm sáng loáng bằng inox dài gần 1m để dưới ghế tấn công nhóm an ninh, khiến một người bị thương nhẹ. Một nhóm an ninh khác đang làm nhiệm vụ cạnh đó đã hỗ trợ kịp thời tước thanh kiếm nói trên. Ông Minh tiếp tục bật cửa xe rút ra một thanh kiếm khác đánh trả nhưng đã bị lực lượng an ninh bắt giữ. Tại Trung tâm An ninh sân bay Ðà Nẵng, ông Minh tỏ ra bất hợp tác với cơ quan công an, liên tục dùng điện thoại để "báo cáo" tình hình với người nhà, đồng thời không chịu ký vào biên bản.

 

Với sự việc như vậy, bất chấp phản ảnh từ báo chí và truyền thông nhà nước. Và bất chấp các chứng cứ, lời khai và áp lực từ quần chúng, ông Minh vẫn nhận được một mức án nhẹ nhõm là phạt 5 triệu đồng vi phạm hành chính và tước quân tịch.

 

Trong thời gian đó, có vẻ cảm nhận được bất lực của luật pháp, tương tự như một thanh kiếm cong yếu ớt, dành cho những hạng người thuộc tầng lớp của ông Minh, đài truyền hình Việt Nam VTV đã làm một cuộc vận động dư luận bằng cách đưa thanh kiếm tương tự như hung khí mà ông Minh sử dụng đến các cửa hàng đồ chơi, gia dụng để hỏi rằng "đây có phải là thứ dễ bán, dễ có, dễ sử dụng hay không". Và qua việc đối chiếu hình ảnh, người dân có thể nhận thấy rằng một gia đình bình thường, một người dân bình thường cũng hiếm khi dám giữ những thứ đó trong nhà, trong thời buổi nghiêm khắc hiện nay.

 

Trong mục answer.yahoo.com bằng tiếng Việt, người nhìn thấy một diễn đàn nhỏ được lập ra từ các thanh thiếu niên, những câu hỏi tức giận và khó hiểu của giới trẻ Việt Nam trong và ngoài nước về sự kiện này. Một trong những ý kiến của người ẩn danh trong nước dè dặt được ra là "tôi thất vọng khi thấy ông Minh chỉ đơn giản bị phạt 5 triệu đồng". Còn lại, phần lớn là những tiếng thở dài.

 

Những thông tin về câu chuyện này đang lụi tàn dần và ông Minh hiện nay có thể ngồi ở Bình Dương, trong sự thoả hiệp bao che của nhiều cấp công an và giới hành pháp. Từ nơi trú ở trên pháp luật của mình, Ðỗ Hoài Phương Minh có thể mỉm cười lau chùi và ngắm nghía cây kiếm cong của mình như một kỷ niệm độc đáo.

 

Sự việc của Ðỗ Hoài Phương Minh là một bảng chỉ dẫn rõ ràng để nhìn thấy lộ trình công lý của xã hội Việt Nam hiện nay, nếu so sánh thêm với các sự kiện như ông luật sư Lê Bảo Quốc bị 29 năm tù vì gian lận 4 tỷ đồng với ông Bùi Tiến Dũng, một Ðảng viên và là viên chức cấp cao nhà nước chỉ bị 13 năm tù sau khi tráo đổi giá trị hàng loạt công trình quốc gia và tài sản riêng lến đến hàng chục triệu đô la Mỹ. Hoặc tệ hơn nữa là chuyện một người cắt trộm dây điện cao thế vì quá nghèo đói, bị 10 năm tù; đến một quan chức cướp đất, tham nhũng tài sản của dân nghèo lên đến hằng trăm tỉ đồng, chỉ bị kỷ luật và án treo.

 

Ngày 28.8, Báo Thanh niên có đưa một bản tin về chuyện ông Ðỗ Hoài Phương Minh và dùng chữ "chìm xuồng" như là một cú đánh vói và một lời kết luận nghẹn ngào từ những nỗ lực nhỏ nhoi của báo chí Việt Nam nhằm hướng dẫn thực thi công lý.

 

Quả thật mọi thứ đang "chìm xuồng" để toại ý Ðỗ Hoài Phương Minh và những người sống trên pháp luật. Từ ngữ "chìm xuồng" còn đưa ra toàn cảnh hình ảnh chìm đắm công lý, luật pháp và tương lai pháp trị nghiêm minh của một quốc gia.

 

 

 

T.K

 

 

 

=END=

 

 

 

4- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

 

 

- Cần làm rõ việc yểm trợ người khiếu kiện

 

 

 

Trần Bình Nguyên - UBYTNKK

 

 

 

Những ngày gần đây, báo chí Việt Nam đồng loạt lên tiếng đả kích việc cái gọi là "các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, câu kết với các đối tượng cơ hội chính trị và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo trong nước tiến hành móc nối dùng tiền dụ dỗ, mua chuộc những người khiếu kiện, kích động họ tham gia biểu tình chống đảng, nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, ở Hà Nội và Tp. Sài Gòn"

 

Một lần nữa phải nói rằng việc biểu tình hoặc khiếu kiện (theo cách nói của Việt Nam) là chuyện hết sức bình thường, ở quốc gia nào cũng có những người dân kéo đến các cơ quan công quyền để biểu tình (khiếu kiện). Việc này đã có từ lâu nay, không phải chỉ gần đây mới xuất hiện. Xã hội càng phát triển, càng văn minh, tiếp cận thông tin càng nhiều và đa chiều, thì nhận thức của người dân càng cao, vấn đề biểu tình càng xảy ra.

 

Ðiều 69 hiến pháp Việt Nam quy định: "công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật". Ðiều 74 quy định: "việc khiểu nại tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định". Các công dân này tiến hành biểu tình (khiếu kiên) có trật tự là việc làm hợp pháp, vì các khiếu kiện của họ đã không được các cơ quan nhà nước địa phương giải quyết theo luật định, họ đến đây là đặt niềm tin vào TW đảng, chính phủ rất lớn. Chúng ta đồng cảm với tâm trạng người đi khiếu kiện là bức xúc. Ðáng tiếc, thay vì những việc phải làm của những người đại diện cho công quyền là trân trọng, lịch sự, cởi mở, đối thoại với họ, để cho dân giảm nỗi bức xúc và thấy được nhà nước, TW luôn có trách nhiệm cao với công dân. Nhưng mọi việc diễn ra làm cho họ bị hẫng hụt, ai lại đi đối xử với họ chẳng khác nào họ mất quyền công dân. Việc không cho tiếp tế thức ăn, đồ uống, đóng cửa nhà vệ sinh, vận động các nhà trọ lân cận từ chối cho nghỉ, phong toả thông tin và người lạ tiếp cận... đó là vô cảm, quay lưng lại với đồng bào mình, trái với luân thường đạo lý, truyền thống "thương người như thể thương thân" của người Việt Nam. Chỉ vì với mục đích làm cho người dân hết chịu nổi cực khổ, phải tự bỏ ra về sớm mà không ngần ngại dùng mọi biện pháp, kể cả biện pháp đê hèn nhất để đối xử với đồng bào mình. Hành động đó sẽ tưởng dập tắt được biểu tình. Nhưng họ đã sai lầm, nó chẳng những không đem lại điều tốt lành gì cho đảng, nhà nước mà còn tạo ra nỗi bức xúc gia tăng cho người dân, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa quần chúng nhân dân đối với đảng, nhà nước.

 

Chính những người này mới là người đã trực tiếp đổ thêm dầu vào lửa chứ không phải "bọn phản động, bọn cơ hội chính trị" như các thông tin ngôn luận của đảng đã chụp mũ cho người ta. Cách đối xử, giải quyết của chính quyền nhà nước vừa qua hoặc là cố ý hoặc là vô tình một lần nữa đã làm cho đảng, nhà nước mất lòng tin với quần chúng nhân dân, tạo ra những nguyên nhân gây mất ổn định xã hội. Có thể đây là do tác nghiệp của những người thực hiện chủ chương của đảng, chính phủ kém, tầm nhìn thiển cận, nên mới đối xử với dân đang ở trong thời điểm nhạy cảm chẳng khác gì như đối xử với bọn lưu manh, côn đồ, xã hội đen.

 

Nếu như ai cũng đối xử với họ như chính quyền nhà nước được gọi là "của dân, do dân, vì dân" thì chúng ta tưởng tượng xem những công dân đó họ sẽ tủi nhục như thế nào. Khi mà họ đang sống dưới chế độ được gọi là "tốt đẹp nhất" mà những công dân này chắc hẳn bản thân họ hoặc ông bà, bố mẹ họ đã từng một thời theo đảng góp phần vào sự nghiệp thắng lợi của đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong xây dựng "xhcn" ngày nay. Họ có tội gì mà bị cô lập, bao vây, phong toả...

 

Nhìn cảnh màn trời, chiếu đất của bà con mình, bất cứ ai cũng phải thức tỉnh lương tâm. Những cử chỉ của những người đi qua cho chai nước lọc, cho ổ bánh mỳ cho thấy tình người với nhau lúc gặp hoạn nạn cho nhau "một miếng khi đói bằng một gói khi no", nó mới có ý nghĩa làm sao. Cũng như những đồng bào ở mọi miền đất nước của chúng ta, khi gặp khó khăn, thiên tai, địch hoạ. Ðồng bào tham gia biểu tình (khiếu kiện) gặp khó khăn, hoạn nạn thì lập tức được đồng bào trong nước cũng như hải ngoại thân ái giúp đỡ. Ðó là điều hiển nhiên. Việc giúp đỡ đó tất nhiên phải thông qua các đợt phát động quyên góp ủng hộ và phải có tổ chức hoặc cá nhân đứng ra tổ chức và đưa trực tiếp đến đối tượng được giúp đỡ. Ðó là việc làm hợp pháp và đúng với đạo lý. Không hiểu vì sao các phương tiện thông tin đại chúng của đảng, nhà nước lại đi đố kỵ, thậm chí còn quy chụp là bất hợp pháp là sao nhỉ?

 

Nhiều bài báo Việt Nam đặt câu hỏi tại sao Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ lại không cứu trợ đồng bào lũ lụt hoặc người dân bị nhiễm chất độc da cam mà đi yểm trợ dân khiếu kiện? Xin thưa rằng đồng bào lũ lụt cũng như những nạn nhân chất độc da cam rất đáng phải trợ giúp song việc đó đã có chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các công chức, viên chức mà thường là khấu trừ lương theo các đợt phát động. Tuy chưa thể đáp ứng được nhu cầu, nhưng phần nào đã giảm bớt được những khó khăn trước mắt, còn những người biểu tình (khiếu kiện) thì sao? Chính quyền nhà nước các cấp đã không những không tạo điều kiện cho họ mà còn gây thêm khó khăn, phong toả sự tiếp trợ từ bên ngoài vì vậy trong hoàn cảnh này họ rất đáng phải được trợ giúp. Mình không giúp được thì thôi chứ thấy người ta giúp đừng nên hằn học, trọc ngoáy, đó là bản chất của một tiểu nhân lẽ ra không đáng có ở người làm báo.

 

Lác đác có vài tờ báo nói rằng người dân đi khiếu kiện không cần sự bố thí của những "kẻ xấu". Công bằng mà nói không phải bất cứ ai tham gia biểu tình (khiếu kiện) đều là khó khăn, đều rất cần sự giúp đỡ. Nhưng điều chắc chắn rằng số người đó hẳn là rất ít, còn tuyệt đại đa số là khó khăn vì phần lớn là nông thôn. Ở xa, họ rất cần sự giúp đỡ, những đối tượng này mang tính phổ biến trong số những người biểu tình (khiếu kiện). Trong thực tế hoà thượng Thích Quảng Ðộ trực tiếp đến trợ giúp đã được đồng bào đón chào nồng nhiệt, và họ trân trọng số tiền ít ỏi được trợ giúp đó.

 

Chắc chắn việc biểu tình (khiếu kiên) ở Việt Nam sẽ con tiếp diễn, vi nó là tự nhiên trong xã hội phát triển. Việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào lúc gặp khó khăn, hoạn nạn cũng là việc làm tự nhiên. Quy chụp cho việc giúp đỡ đó là "mưu đồ chính trị", chỉ là mục đích nhằm dập tắt các cuộc biểu tình của công dân, phòng trừ hiểm hoạ đối với một chế độ vốn đã có những bất ổn.

 

 

 

Trần Bình Nguyên

 

Việt Nam, ngày 31 tháng 8 năm 2007

 

Ủy Ban Yễm Trợ Người Khiếu Kiện

 

 

 

=END=

 

 

 

5- Tin Tức Quốc Nội

 

 

 

- Tản mạn ngọn nguồn 2 (tiếp theo và hết)

 

 

 

- Cuộc Viếng Thăm Tu Sĩ Lê Minh Triết PGHH tỉnh An Giang

 

4/ Tiếp tục, vào ngày 22/08/2007 tức mùng 10/07 Âl, Tôi cùng Hoà Thượng Thích Nhật Ban từ Bạc Liêu, 4 giờ khuya lên đường đến thăm tu sĩ Lê Minh Triết thuộc PGHH tại ấp Hoà Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Ông Triết năm nay 67 tuổi, phone: 0919.964.190, là một tu sĩ đức hạnh, mộ đạo... tánh tình khiêm nhã. Nhưng trí dũng, kiên cường và giữ vững lập trường cũng như tinh thần đấu tranh không hề thối chuyển. Ông ở trọn bản án 8 năm tù, sau khi được trả tự do về địa phương, chính quyền nhiều lần gây sức ép và dùng đủ mọi biện pháp uy hiếp, đe doạ, chứng kiến trước sự khủng bố, sách nhiễu, bắt bớ giam cầm một số chức sắc, huynh đệ tu sĩ và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Ông tu sĩ Lê Minh Triết đã gởi nhiều kháng thư đến các cấp lãnh đạo Ðảng và nhà nước Việt Nam phản đối. Ông cũng tham gia đấu tranh đòi hỏi yêu sách một cách ôn hoà, bất bạo động. Nên ngày 07/03/2006 UBND tỉnh An Giang, ban hành Quyết định Quản chế hành chính số: 434/QÐ-UBND, quản chế 24 tháng, kể từ ngày ký, bắt buộc Ông phải trình diện với chủ tịch UBND xã để chấp hành quyết định nầy, chính quyền tuyên truyền học tập tận dân chúng, cấm mọi người quan hệ với Ông nhằm cô lập Tu Sĩ Lê Minh Triết. Chính vì thế đời sống của ông luôn khốn khó, khi ra tù chính quyền còn áp đặt chỗ cư trú. Ông xây dựng một cái Cốc nhỏ toạ lạc tại một cánh đồng xa tít dân cư, vào mùa mưa đường trơn trợt rất khó đi lại, chúng tôi đến thăm tận chỗ của Ông, trên tinh thần bạn đạo và tình nghĩa, tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh bi đát nầy của vị chân tu, Ông luôn lập hạnh quyết tâm tu trì, trường chay khổ hạnh. Ðây là hình ảnh ghi được tại Cốc của Tu Sĩ Lê Minh Triết.

 

 

 

 

 

* Sau 8 năm tù trở vê, Tu Sĩ Lê Minh Triết PGHH tiếp tục đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, nhân quyền và Tự do Tôn giáo nên bị Quản chế hành chính 2 năm.

 

 

 

* Quyết Ðịnh Quản Chế Hành Chính của UBND tỉnh An Giang

 

 

 

 

 

* Tu Sĩ Lê Minh Triết người ngồi bên phải của TT Thích Thiện Minh.

 

 

 

Xin tản mạn thêm, trước khi đến Cốc Ông Lê Minh Triết, tôi có dịp gặp gỡ một số Nam Nữ tu sĩ và viếng thăm chùa Quang Minh Tự của Sư Võ Văn Thanh Liêm, đây là ngôi chùa của PGHH, vị tu sĩ nầy là người xuất gia, cạo tóc, mặc áo khất sĩ và áo thiên sam, nhưng kinh kệ của PGHH (đây là một trường hợp đặc biệt). Tôi được mọi người cho biết Sư Võ Văn Thanh Liêm, xuất gia từ thuở nhỏ, bậc đạo hạnh trang nghiêm, được tín đồ Phật tử gần xa ngưỡng mộ. Sư đã bị bắt vào lúc 7 giờ, ngày 05/08/2005, hiện giam tại trại Z30A, Xuân Lộc-Ðồng Nai, với bản án 8 năm tù, chỉ vì ông thường xuyên gởi bản báo cáo sự thật về các cuộc đàn áp PGHH, đến các tổ chức nhân quyền quốc tế để lên án sự vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, của nhà nước Việt Nam. Nên chính quyền tìm mọi cách, quy kết để bắt giam ông một cách oan khuất. Bao tín đồ, huynh đệ PGHH xa gần xót thương và kính phục vị Tu Sĩ đã hy sinh vì đạo vì Thầy.

 

 

 

 

 

* Ảnh Sư Võ Văn Thanh Liêm, đương kim trụ trì chùa Quang Minh Tự, GHPGHH.

 

 

 

 

 

* HT.Thích Nhật Ban, TT.Thích Thiện Minh cùng quý tu sĩ PGHH tại Chính điện chùa Quang Minh Tự GHPGHH tỉnh An giang.

 

 

 

 

 

* Chùa Quang Minh Tự vắng vẻ u buồn khi vị trụ trì là nhà Sư Võ Văn Thanh Liêm bị bắt ngày 05/08/2005 đến nay.

 

 

 

Chúng tôi, nhìn cảnh chùa điều hiu vắng vẻ, cảnh vật còn đây mà vị trụ trì đã lâm vòng lao lý, quý phật tử vừa tường thuật vừa rơi nước mắt và hướng dẫn tôi diện kiến chân dung vị tu sĩ nói trên. Thật xót xa.... vì chính bản thân tôi 26 năm về trước cũng gặp cảnh như thế nầy đây! Ngôi Chùa Vĩnh Bình một thời gian dài bị hoang phế, dần dần chính quyền đã sung công phi pháp....Và khi tôi được trả tự do, đến nay chính quyền chưa hoàn lại, tôi làm đơn khiếu nại nhiều lần, cái bệnh dậm chân tại chỗ và đùn đẩy trách nhiệm là bệnh kinh niên. Chính quyền chỉ thị cho GHPG nhà nước, giáo hội không dám nhìn nhận sự thật, cho rằng: "Tôi không có danh sách trong Tăng Bộ tỉnh nhà" và tôi cũng không có giấy tờ liên quan đến sở hữu và tài sản ngôi chùa. Bởi khi bắt tôi, chính quyền đã tịch thu và quản lý toàn bộ giấy tờ, giam cầm tôi suốt 26 năm, tôi còn sống đã là phúc đức lắm rồi! Chứ làm gì mà có giấy với tờ!

 

Sở dĩ, GHPG nhà nước bảo rằng tôi không có danh sách trong Tăng bộ tỉnh nhà, vì họ có toan tính và lập luận, nếu tôi thắc mắc, họ cũng có cái lý của họ vì tôi bị tù vào ngày 28/03/1979 còn giáo Hội PG nhà nước mới thành lập năm 1981... Lúc ấy tôi ở tù với tư cách là người của GHPGVNTN, nên làm gì có tên trong danh sách Tăng Bộ tỉnh nhà, khi GH Phật giáo nhà nước mới thành lập sau này! Vả lại, tất cả chùa chiền, tài sản trước đây đều mang danh hiệu GHPGVNTN, khi chính quyền ra lệnh áp đặt chỉ cần xoá bớt 2 chữ thống nhất, thì Chư Tăng, Ni, Chùa Chiền, trường học, tài sản của GHPGVNTN nghiểm nhiên trở thành của GHPGVN do nhà nước điều hành ai mà chẳng biết!

 

Rất may mắn, trong tháng 6 vừa qua tôi nhận được giấy tờ chủ quyền bàn giao ngôi chùa vào ngày 10/07/1973 có sự thị thực chữ ký của Ông Trần Văn Dầy, chủ tịch xã Vĩnh Lợi, do một vị công an về hưu gởi đến qua đường dây bưu điện, trong đó có giấy quản lý chiếc xe Honda 50, chữ ký của Ông Dương Văn Tư (Tư nhỏ), phó Công an huyện Vĩnh Lợi, ký ngày 30-4-1979 và một bức thư đính kèm, nội dung: "Ông là một sĩ quan công an có chức tại huyện Vĩnh Lợi cách đây 26 năm, lúc ấy, ông có tham gia bắt tôi. Nay ông đã về hưu, hiện ngụ tại một vùng quê trong tỉnh Bạc Liêu, ông có nghe báo, đài và truyền hình tuyên truyền phổ biến bôi nhọ tôi... Có nhiều điều ông tỏ ra thông cảm cho tôi. Một hôm nhân đi dự đám giỗ, ông có tâm sự về tôi cho một người cháu còn đương chức của ngành công an đặc biệt tại tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Lúc đầu, đứa cháu ông cự tuyệt, quy kết tôi đủ thứ... Nhưng sau đó dịu giọng... Mấy ngày sau đứa cháu ông mang 2 tờ giấy, sở hữu ngôi chùa vĩnh Bình và giấy quản lý chiếc xe Honda của tôi, đem đến cho ông xem. Ông ngỏ lời xin và gởi qua đường dây bưu điện tặng lại tôi, Ông cho biết tôi đã có đủ giấy tờ hợp lệ để xin lại ngôi chùa nếu xét thấy cần. Chính vì có đủ giấy tờ để làm bằng chứng về chủ sở hữu ngôi chùa Vĩnh Bình. Nên vào ngày 29/06/2007 tôi đã làm đơn gởi đến:

 

- Ông Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu

 

- Ông Chánh Thanh Tra UBND tỉnh Bạc Liêu

 

- Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Bạc Liêu

 

Yêu cầu chính quyền tỉnh Bạc Liêu xét lại, vì nay đã có đủ bằng chứng tôi là chủ sở hữu của ngôi chùa. Như vậy, hiện tại hoàn cảnh của tôi và HT.Thích Nhật Ban có thể hòa nhập vào đoàn người dân oan khiếu kiện liệu có hợp lý, và có nên không! Vài lời, bộc bạch trong "Tản Mạn Ngọn Nguồn 2" nầy ngưỡng mong quý thức giả xa gần thương tình chỉ giáo? Rất cảm ơn!

 

Xin Tản mạn thêm: Ngoài ra, hôm viếng thăm quý tu sĩ PGHH tại An Giang, tôi được quý thân hữu thông báo một việc vừa xảy ra gần đây:

 

Vào ngày 13/08/2007. Nhân ngày kỵ giỗ Út Hòa Lạc, người tự thiêu ngày 05/08/2005. Ông Trần Văn Thiệt 54 tuổi, ngụ tại ấp Hòa Bình, xã Ðịnh Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp, đến tham dự lễ giỗ, ông đã bị công an huyện và xã nơi đây ngăn chặn, đánh đập và bắt giải đi đâu đến nay sống chết chưa có tin tức?

 

Bên cạnh, Ông Ðặng Quang Chiêu, Ông Phạm Văn Sơn xã Tân Phước, huyện Lai vung, Ðồng Tháp cũng bị đánh trọng thương và đang điều trị tại nhà.

 

 

 

- Gia cảnh Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt:

 

5/ Khi cuộc hành trình thăm viếng trở về, tôi bất ngờ nhận được tin bà Nguyễn Thị Dễ ngụ tại số 311, ấp 4A, xã Tân Trạch, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An thông báo cho hay, chồng bà là Ông Trương Minh Nguyệt, Kỹ Sư Nông Cơ, Phó Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, đã bị bắt ngày 4/6/2007 cùng với kỹ sư Nguyễn Văn Ngọc thành viên của Hội. Ðược biết, 2 kỹ sư có liên quan vụ đến vụ án chính trị của tổ chức "Nhóm Thanh niên yêu nước tại Hà Nội"; hiện 2 người đang bị tạm giam tại tỉnh Ðồng Nai. Bà cho biết Công an đã đến nhà tịch thu máy Vi Tính và bắt giam Ông đến nay. Vì thế, chúng tôi đã mất liên lạc với hai thành viên của Hội hơn 2 tháng qua.

 

Khi hay tin, tôi có nhờ Cô Nguyễn Thu Trâm đến tận nhà thăm hỏi, Cô Trâm ghi nhận được hoàn cảnh gia đình của Bà Nguyễn Thị Dễ, bà cho biết sau 16 năm bị tù về tội Chính Trị, Ông Trương Minh Nguyệt trở về địa phương, luôn bị chính quyền theo dõi liên tục. Ông muốn có việc làm nhưng ở đâu cũng bị chính quyền xen vào, gây khó dễ, khiến các công ty không dám nhận, hằng ngày bị o ép, sách nhiễu nên cuộc sống lâm vào cảnh khốn cùng; hãy nhìn ngôi nhà như thế nầy đây, đối với một người trí thức, có tay nghề phải chịu khốn đốn chỉ vì có tấm lòng với nước, với dân.

 

 

 

 

 

* Ngôi nhà Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt, Sau 16 năm tù bị giam giữ tại trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên và trại giam Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai.

 

 

 

 

 

* Bà Nguyễn Thị Dễ tại ngôi nhà dột nát, sau khi chồng, Ông Trương Minh Nguyệt bị bắt lần 2, ngày 4-6-2007 vừa qua.

 

 

 

 

 

* Kỹ sư Trương Minh Nguyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Biên bản CSVN bắt Kỹ sư Trương Minh Nguyệt.

 

 

 

=END=

 

 

 

6- Tùy Bút

 

 

 

- Tôi Ðưa Con Sang Ðông

 

 

 

Nam Lộc

 

 

 

Câu này nghe quen quen phải không thưa quý vị? Vâng, tôi đang mượn tạm cái tựa đề bản nhạc "Tôi Ðưa Em Sang Sông" của hai nhạc sĩ Nhật Ngân và Y Vũ để đặt tên cho bài tùy bút của mình hôm nay. Ðây cũng là một nhạc phẩm nổi tiếng từ gần 4 thập niên qua mà tôi đã hân hạnh được giới thiệu nhiều lần trên sân khấu ca nhạc. Ðiển hình là vừa mới tuần qua trong chương trình thu hình của trung tâm Asia, hai người em của nữ ca sĩ Như Quỳnh đã hát nhạc phẩm này trong phần trình diễn chung với cô chị. Hôm đó có một thân hữu đề nghị tôi nên giới thiệu là "Tôi Ðưa Chị Sang Sông" thì mới đúng với hoàn cảnh hiện tại của Như Quỳnh. Còn một cái tên nữa mà tôi cho là nghịch ngợm nhất được đặt cho bài hát này cách đây khá lâu của một ký giả chuyên viết chuyện phiếm, đó là: "Tôi Ðưa Ông Sang Xem"!

 

Nhưng dù đưa em, đưa chị, đưa ông hay đưa con... thì cuộc tiễn đưa nào cũng chan hoà nước mắt và ngậm ngùi lúc vẫy tay từ giã. Tôi viết bài tùy bút này để riêng tặng những phụ huynh cùng một hoàn cảnh như vợ chồng chúng tôi, đang lưu luyến đưa con vào đại học. Ðối với tôi đây là lần đầu tiên điều này xẩy ra ở trong đời nên không tránh khỏi niềm xúc động. Cô con gái chưa đầy 18 tuổi, như con chim non sửa soạn bay ra khỏi tổ về một nơi cách xa ngàn dặm với ngôi nhà mà cháu đã sống từ khi lọt lòng mẹ. Và đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi để cháu tự quyết định cuộc đời và sự nghiệp của mình. Quyết định này đúng hay sai, đành chỉ biết cầu mong Bề Trên phù hộ và che chở cho cháu mà thôi.

 

Tổ ấm của gia đình chúng tôi là ngôi nhà mua được từ hơn 25 năm qua, nằm trong vùng Los Angeles, chỉ cách trường USC khoảng 10 miles và UCLA chừng 25 dặm mà thôi. Cá nhân tôi nếu được chọn lựa thì tôi muốn cháu học ở gần nhà, hoặc cùng lắm là Stanford, Berkeley ở miền Bắc hay UC San Diego ở miền Nam California, thế nhưng cháu đã quyết định theo học tại đại học Brown, nằm ở một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Rhode Island, miền Ðông Bắc Hoa Kỳ. Mấy tuần qua mẹ cháu đã chuẩn bị khăn gói cho con mọi thứ cần dùng, từ cái bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, cho đến tấm chăn dầy cộm và cái khăn quàng cổ bằng len cùng đôi giầy lội tuyết, mà trong suốt cuộc đời sống ở vùng nắng ấm California chẳng bao giờ mình cần đến.

 

Hôm đưa cháu sang Ðông, ngồi trên máy bay, rảnh rỗi nhìn bản đồ của trường Brown, tôi thấy từ khu ký túc xá nơi cháu được chỉ định để sống đời sinh viên, lại là khu ở xa trường nhất. Và để đến các lớp học mỗi ngày, hình như cháu phải cuốc bộ tối thiểu cũng phải từ 2 đến 3 miles với chiếc backpack nặng trĩu trên vai. Rồi còn phải ghé nhà ăn, thư viện, phòng thí nghiệm v..v.., không hiểu một đứa con gái gầy gò nặng chưa đầy 90 pounds sẽ thích ứng thế nào với hoàn cảnh mới, nhất là trong mùa Ðông giá lạnh, mưa bão và tuyết phủ đầy đường! Ông bạn Mỹ trắng ngồi bên cạnh, nhìn tôi loay hoay với tấm bản đồ của thành phố Providence tò mò hỏi thăm, sau khi biết tôi đưa con đến Brown thì ông bắt tay chúc mừng và nói, rằng tôi đã trở thành một "Proud parent" vì cháu được nhận vào một trong những trường Ivy League! Ông bạn Mỹ này quả thật khéo lời, chứ cha mẹ nào có con vào đại học mà chẳng là pround parents. Thực tình tôi cũng chẳng nhận ra sự khác biệt giữa các trường đại học là bao, bởi vì trường nào cũng đào tạo ra những sinh viên giỏi giang, và trường nào cũng có những nhân tài xuất chúng, nếu thông minh và chăm chỉ học hành. Tôi quan niệm, nhiều khi học ở gần nhà, lúc trái gió, trở trời có cha, có mẹ, có chị, có em thì cũng đỡ lo hơn! Thế nhưng quan niệm trên đã không thay đổi được quyết tâm của cháu, có lẽ ý định này đã âm thầm nằm trong dự trình học vấn của các cháu từ lâu. Thôi thì cứ nghe theo lời nói của người xưa: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính hoặc trời sinh, trời dưỡng hay thực tế hơn nữa là: Ði cho biết đó, biết đây. Ở nhà với... "Bố" biết ngày nào khôn! Cứ tự an ủi mình như vậy cho bớt lo âu.

 

Ðêm cuối cùng trước khi từ giã cháu, nhìn hình ảnh bịn rịn, quyến luyến giữa hai mẹ con, tôi chợt nhớ đến hàng trăm câu chuyện gởi con vượt biên của người tỵ nạn mà tôi đã chứng kiến hoặc được nghe kể lại trong suốt hơn 30 năm làm việc trong lãnh vực định cư. Lần đầu tiên tôi chia sẻ những mẫu chuyện này một cách chi tiết với nhà tôi và các cháu, đồng thời so sánh nỗi khổ đau của những bậc cha mẹ đã phải cắn răng trao con để nhờ người khác đưa các cháu vượt biển Ðông tìm tự do. Những đứa bé chỉ mới 10, 12 tuổi đầu đã phải bước vào vùng sóng gió, bão bùng, đối diện với những cơn thịnh nộ của của biển cả cùng sự tàn độc của bọn thủy khấu. Hy vọng sống còn chỉ độ chừng 50%, và nhiều em dù có sống sót thì cũng phải trải qua biết bao nhiều điều đắng cay, tủi nhục! Nhưng cũng chính từ những hoàn cảnh khổ đau đó đã tạo nên bao tấm gương thành công cùng những người tài đức trong xã hội.

 

Tôi cũng không quên nhắc lại ngày các cháu còn nhỏ, tôi có đưa hai cháu đi thăm 3 đứa trẻ vị thành niên người Bosnia mồ côi cả cha lẫn mẹ sau cuộc dội bom lầm của quân đội Mỹ vào ngôi làng của họ ở Kosovo. Tội nghiệp 3 chị em sống sót, đứa mù mắt, đứa mất mũi, đứa cụt chân, cả ba đã được một bác sĩ chỉnh hình gốc tỵ nạn ở thành phố Santa Barbara bảo trợ đem về nuôi nấng và chữa trị.

 

Những mẫu chuyện nói trên đã bất ngờ nhắc lại sự may mắn vĩ đại mà Thượng Ðế đã ban cho mẹ con cháu cùng những phụ huynh và học sinh đồng cảnh ngộ. Tôi chợt thấy trên đôi mắt cháu tuy lóng lánh những giọt lệ xúc động nhưng sáng rực niềm tin và hạnh phúc. Tôi mong niềm tin đó sẽ đưa cháu đến sự thành công trong việc học và hạnh phúc đích thật của cháu, chính là biết lo cho hạnh phúc của những người bất hạnh, thiếu may mắn hơn mình.

 

Trong suốt bao năm qua, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng có ngày mình lại dùng những câu chuyện tỵ nạn nói trên để dành cho con dùng làm hành trang vào đời. Và cũng chưa bao giờ trong cuộc đời tôi lại cảm thấy những lời dậy bảo của Mẹ tôi quan trọng và thiết thực hơn bây giờ. Ngày còn sinh tiền cụ vẫn dặn dò chúng tôi là, hãy cứ làm điều thiện thì con cái sẽ được hưởng phúc đức. Ngẫm lại bản thân, tôi thực sự không rõ mình đã làm được bao nhiều điều thiện, nhưng chắc chắn chưa bao giờ tôi đối xử sai trái hay độc ác với ai. Hy vọng việc đó cũng đủ để các con tôi nhận được những điều lành. Món quà duy nhất tôi tặng cô con gái vừa bước vào đời là bức tượng Phật Bà Quan Âm để cháu tìm sự che chở và cầu nguyện hằng đêm.

 

Kính chúc quý vị phụ huynh bình an trong tâm hồn và vững tin vào tương lai. Xin Thượng Ðế ban phước lành cho tất cả chúng ta.

 

 

 

Mùa tựu trường, tháng Chín 2007

 

 

 

 

 

* Sinh viên Nam Phương được bố là nghệ sĩ Nam Lộc tiễn tới tận cổng Ðại Học Brown.

 

 

 

=END=

 

 

 

7- Câu Chuyện Việt Nam

 

 

 

- Không ra đi mới là lạ

 

 

 

Văn Quang

 

(VNN)

 

 

 

Trong loạt bài này, số trước (222), khi tường trình về cái chết thê thảm của Huỳnh Mai, tôi đề cập đến một trong những trường hợp khác của cô dâu Việt bị hành hạ tàn nhẫn tại Hàn Quốc. Vì bài báo có hạn nên chưa thể tường trình hết những chi tiết về người con gái bất hạnh ấy. Xin tóm tắt lại để bạn đọc tiện theo dõi.

 

"Một cô gái trẻ quê Cần Thơ, khi sang Hàn Quốc thì bị người chồng ép buộc quan hệ sinh lý triền miên, lại giam kín trong nhà không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chịu không nổi sự bức bối về tinh thần lẫn thể xác, cô gái xé màn cửa tìm cách thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ. Nhưng nửa chừng thì dây đứt, cô gái bị rơi từ lầu cao xuống đất tử nạn. Hơn ba tháng xác cô gái không đưa về được Việt Nam, vì gia đình cô nghèo không đủ tiền, trong khi phía chồng cô vẫn từ chối đưa ra một số tiền thích đáng để lo hậu sự".

 

Ðó là trường hợp thứ hai, sau Huỳnh Mai mà ở Việt Nam chúng tôi cũng mù tịt mọi tin tức. Thật ra hầu như người Việt Nam nào ở thành phố hay thôn quê, sau một thời gian có những cô gái quê lấy chồng Ðài Loan hay Hàn Quốc, đều hiểu rằng không phải ai sang xứ người cũng sẵn sàng có hạnh phúc đón ở đầu ngõ, có đô la nhét túi để hàng tháng gửi về cho gia đình xây nhà lầu giữa ruộng nước. Ngoài một số ít cô may mắn tìm được cuộc sống tương đối gọi là sung túc, số còn lại đều long đong, mỗi người một kiểu khác nhau. Nhưng bề ngoài cố làm ra vẻ... sung sướng tràn trề cho mát mặt.

 

 

 

Còn những nỗi khổ âm thầm

 

Tuy nhiên, người dân ở VN vẫn chỉ tưởng tượng sự khổ sở đó đến một giới hạn nào đó, chứ không thể hình dung nổi có những cái trên cả sự khổ sở mà người con gái có thể phải hứng chịu. Những anh chồng đó không nhiều trong số những người đàn ông lấy vợ VN, dù ở Hàn Quốc hay Ðài Loan, song chắc chắn không ít những anh - và cả gia đình anh ta - mang vẫn nhăm nhe với ý nghĩ: "đã bỏ công tốn tiền thì phải đòi lại cho đáng đồng tiền bát gạo". Chắc chắn còn rất nhiều những "nàng dâu hiền" VN hiện nay đang phải sống trong cảnh bị hành hạ đó. Thậm chí có ba ba anh em trai cùng... hưởng chung một cô dâu, chuyện này tôi đã diễn tả ngay từ ba bốn năm trước, trong tiểu thuyết phóng sự Lên Ðời (2 tập - do nhà XB Tiếng Quê Hương Virginia phát hành)*.

 

Các cô dâu này mới chỉ ở gần cái mức dở sống dở chết, nên chưa dám hoặc chưa đến nỗi phải tìm đến tâm sự với những nơi gọi là "cơ quan tư vấn" cho những cô dâu gặp khó khăn. Bởi khi đã phải giãi bày sự việc như vậy là đã phải có một quyết định dứt khoát "không thể ở lại cái gia đình này nữa". Mọi chuyện sẽ tan vỡ. Chẳng khác gì khi người vợ đòi ly dị, mà nếu không thoát khỏi được cái "nhà tù" ấy thì còn khổ hơn là.. đi cải tạo. Cô sẽ trở thành cái đích ngắm của tất cả những con mắt thù địch của mọi con người trong gia đình này suốt cuộc đời còn lại.

 

Tôi không biết những cơ quan tư vấn và những người có thẩm quyền có chú ý đến tình trạng này không?

 

Ngồi đó mà chờ các cô dâu Việt đến "xin ý kiến" có lẽ là quá muộn. Cho nên không thể coi như thành lập một cơ quan tư vấn hoặc cho số điện thoại của một bộ phận nào đó là xong việc. Ðiều đó chỉ đúng với những vấn đề về thương mại, còn cuộc sống không phải là như vậy.

 

Tôi không có tham vọng nêu lên vấn đề phải giải quyết tình trạng đó ra sao, chỉ xin nói cho rõ hơn vấn đề đang âm ỷ như lòng núi lửa trong xã hội chúng ta đang sống mà thôi.

 

 

 

Kịch bản y chang

 

Xin trở lại với thông tin cô gái thứ hai sau Huỳnh Mai bị chết thảm. Cũng may lần này không phải do bàn tay người chồng mà do cô đào tẩu theo kiểu "phim trinh thám" mà bây giờ ở VN gọi là "phim hình sự". Người chồng chỉ là thủ phạm gián tiếp gây ra tai nạn này.

 

Ngày 10-7, trong chương trình "Nhật ký phóng viên", Ðài truyền hình MBC của Hàn Quốc, đã phát một bản tin về cái chết đáng thương của một cô dâu Việt. Theo MBC, cô dâu có tên "Trần Thị Thu An" (thật ra tên cô là Kim Ðồng đã được MBC đổi tên) đang có thai và do bị gia đình nhà chồng hành hạ, đã tìm mọi cách trốn khỏi nhà chồng. Cô gái trẻ trút hơi thở cuối cùng ngày 30-4-2007, sau cuộc đào thoát bất thành từ nhà chồng trước đó năm ngày.

 

Kịch bản cuộc đời cũng giống y chang như hầu hết người cô gái quê, muốn đổi đời bằng cách lấy chồng Hàn Quốc, cô Kim Ðồng phải lên TP Sài Gòn theo một đường dây tuyển chọn cô dâu cho các chú rể Hàn.

 

Do có nhan sắc nên cô may mắn được phía "nhà trai" ưng ý ngay cuộc "thi tuyển vợ" đầu tiên. Không hẩm hiu như rất nhiều cô gái khác phải ăn chực nằm chờ ở "trung tâm nuôi dưỡng cô dâu" giữa TP. Sài Gòn. Có cô phải nằm chờ vài ba tháng là chuyện thường tình. Mỗi lần đi thi tuyển là một lần phải đi tới đi lui, trình diễn cận cảnh hơn là thi hoa hậu. Sau đó lại bị nắn bóp kỹ lưỡng xem có khuyết điểm gì trong thân thể hay không với cái cớ là "kiểm tra" cô dâu có khả năng sinh con hay không. Qua hàng chục lần như thế may ra mới trúng tuyển. Khó đấy chứ đâu có phải chuyện đùa.

 

Nhưng với Kim Ðồng thì vài ngày sau đó là một đám cưới tập thể với ba đôi vợ Việt chồng Hàn Quốc khác, được tổ chức tại Ðầm Sen ngày 13-9-2006. Xong đám cưới nhà gái chỉ nhận được 300 USD và duy nhất một tấm hình cưới tập thể khổ to. Sau đó cô dâu trở về quê làm giấy tờ, còn chú rể quay về Hàn Quốc. Ðến ngày 14-1-2007 Kim Ðồng được rước qua Hàn Quốc, sau đó sáu ngày cô làm đám cưới tại xứ kim chi. Qua xứ Hàn được một tháng, cô gửi về cho gia đình được 300 USD lo sửa lại căn nhà lá vốn đã mục nát.

 

 

 

 

 

Cô gái trẻ bạc phận Lê Thị Kim Ðồng trong ngày cưới, nay chỉ còn lại nắm tro tàn vẫn còn tha hương bên xứ Hàn giá buốt

 

 

 

"Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng"

 

Nhưng tiếp sau đó là những bi kịch dồn dập đến. Chồng nhốt trong nhà không cho ra ngoài, đánh đập cô tàn nhẫn và bắt "phục vụ" suốt đêm không cho ngủ khiến cô hoảng loạn...

 

Chính vì thế nên người dân quê cứ nói "nôm na" là chú rể Hàn Quốc luôn mang ý nghĩ "mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng". Tuy nghe hơi thô lỗ song chẳng còn cách ví von nào hay hơn thế, thật hơn thế.

 

Hôm thứ năm (23-8), lần đầu tiên, rất bất ngờ tôi gặp ông Trần Mạnh Hảo ở nhà một người bạn, ông này còn "búa" những câu "khủng" hơn thế khi đề cập đến chuyện "thiên hạ sự" trong những ngày ông còn sống ở miền Bắc. Có những ông "văn nghệ sĩ đàn anh" còn chửi tục hơn vì uất quá chịu không được.

 

Tôi đọc Trần Mạnh Hảo nhiều qua net, nhưng nay mới gặp. Lối nói chuyện của ông cứ như lúc nào cũng có lửa, cháy bùng bùng. Ông nói toạc móng heo, không nề hà chữ nghĩa thanh tục, lý luận như dao cạo khiến câu chuyện của ông luôn hấp dẫn người nghe. Thế nên có những cái tôi đọc rồi, nhưng cứ ú ớ, để tự ông nói ra mới sướng. Ðôi khi tôi không biết ông này nói hay hơn hay viết hay hơn.

 

Tôi nói thế để chứng minh rằng tục ngữ, thành ngữ, ca dao VN cũng có những câu "thô thiển"; những câu ví von thông tục vẫn có giá trị riêng của nó. Và, dường như chỉ có "nó" mới diễn tả được hết ý nghĩa của điều mình muốn nói. Nếu cứ "nho nhã" quá e không thể lột tả hết cái "thần" của cách diễn tả VN.

 

Cũng trên quan niệm ấy, người dân quê nói thế nào, tôi tường trình lại như thế. Và thật tình, có muốn sửa cũng không được. Sửa chữa đôi khi lại làm hỏng văn hoá.

 

 

 

Nén hương cho người xấu số

 

Trở lại với tai nạn của Kim Ðồng, 12g đêm 25-4-2007, từ chung cư ở Daegu (một thành phố miền trung Hàn Quốc, cách Seoul 400km), cô đã tìm cách trốn khỏi nhà nhưng không dám đi thang máy vì sợ camera của thang máy phát hiện nên đã buộc rèm cửa vào người và nhảy xuống từ ban công lầu 9. Không may rèm cửa bị tuột và Kim Ðồng rơi từ trên trời xuống đất, bị thương rất nặng. Cô được đưa vào bệnh viện cứu chữa nhưng đến ngày 30-4 thì không qua khỏi.

 

Trong 5 ngày thoi thóp đó, Kim Ðồng suy nghĩ những gì? Nỗi đau thể xác lớn hơn hay nỗi đau trong trái tim khờ dại kia lớn hơn? Lúc đó cô nhìn những thành phố văn minh sạch đẹp của Hàn Quốc như thế nào và nhìn về cánh đồng quê hương với căn nhà rách mướp của cô như thế nào?

 

Mỗi bạn đọc có cách suy nghĩ, cách hình dung riêng của mình. Ðó cũng là sự cảm thông, là nén hương cho người xấu số.

 

Trong khi đó ở quê nhà, ông Thắng - bố cô - chỉ biết cô con gái của ông được đưa vào Bệnh viện Ðại học tôn giáo Daegu ngày 25-4-2007 trong tình trạng não bộ xuất huyết do chấn thương, sau đó năm ngày thì qua đời tại bệnh viện ngày 30-4. Ðến ngày 8-5 ông nhận được điện thoại từ đại sứ quán Hàn Quốc báo tin con ông đã chết. Ông Thắng than thở: "Ðến nay gia đình tôi chưa biết nhiều thông tin về vụ việc này. Con chúng tôi vì sao chết? Hài cốt bao giờ gia đình mới được nhận? Gia đình chúng tôi nghèo quá, không thể tự đi lo được chuyện hậu sự của con gái mình. Gia đình chỉ biết nhờ vào các cơ quan chức năng của hai nước giải quyết, nhưng hơn ba tháng rồi vẫn chưa biết kết quả ra sao..."

 

Mắt ông Thắng đỏ hoe khi nhắc đến lời kêu cứu của con gái trước khi chết: "Chồng con lại đánh con nữa rồi, ba ơi!".

 

Bà Huệ - mẹ Kim Ðồng - vật vã: "Từ ngày con tôi chết, tôi khóc hết nước mắt. Ðời sao quá đen bạc với con. Cũng vì cái khó của gia đình mà Ðồng nhất quyết ra đi để cha mẹ già ở nhà bớt khổ. Lấy chồng Hàn Quốc tôi cứ tưởng đâu con sẽ hạnh phúc..."

 

Ðến bao giờ ông Thắng và bà Huệ mới nhận được nắm tro tàn của người con gái vĩnh viễn không bao giờ gặp lại?

 

Sự "ra đi" của những người con gái quê, ngoài sự nghèo khổ ra, còn những lý do khác nữa. Một trong những lý do đó là sự bất công và sự lạm dụng quyền lực trắng trợn. Xin nêu một thí dụ gần nhất.

 

 

 

Giáo dục dân bằng cách đánh gẫy xương sườn

 

Sau những vụ "gọt đầu dân", đưa em học trò về trụ sở biểu diễn màn bắn súng thị uy hoặc uy hiếp em học sinh đến hoảng loạn... và nhiều vụ khác nữa, tôi đã tường trình trong những số trước, tưởng rằng những chuyện hành dân như thế sẽ không còn xảy ra. Nhưng gần đây nhất cảnh tệ hại vẫn diễn ra và có phần trầm trọng hơn.

 

Tuần vừa qua, Anh Nguyễn Văn Dơn ở xã Bình An, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang tố cáo trước công luận anh vừa bị đánh gãy xương sườn. Vợ chồng anh Dớn làm nghề buôn bán nhỏ với một chiếc xuồng. Anh chị có 3 người con, trong đó có 2 đứa 7 tuổi và 9 tuổi chưa từng được đến trường vì quá nghèo.

 

Anh bị trưởng CA ấp, ông Nguyễn Tấn Thành (thường gọi là Ðực) nơi mình cư ngụ cùng ông Tư Ðịnh (phó CA ấp) tới nhà mời lên CA xã để làm việc.

 

Nội dung xung quanh vấn đề vì sao không nộp phạt hành chính 160.000 đồng về khoản tiền không đăng ký tạm trú tạm vắng.

 

 

 

Không có tội đánh cho mày có tội

 

Anh Dớn kể: "Khi đi họ chở tôi bằng xe Honda, ông Ðịnh lái, ông Ðực ngồi sau ôm tôi. Khi vừa đến CA xã Bình An thì ông Ðực giao tôi cho hai ông Ðài và Phong là CA viên của xã.

 

Vừa đẩy tôi vào phòng, hai người này bất ngờ tấn công tôi bằng nắm đấm, cùi chỏ, lên gối và dùng cây đánh tới tấp. Vừa đánh họ vừa nói mày không có tội tao đánh cho mày có tội... Tôi quỳ lạy cho đến khi gục xuống họ mới buông tha. Thời gian đánh diễn ra khoảng 20 phút.

 

Trước khi đẩy tôi ra phòng, họ bắt tôi lăn tay vào một biên bản gì đó không đọc cho tôi nghe. Quá đau, tôi đi thẳng đến trạm xá xã. Do thương tích nặng buổi chiều cùng ngày tôi được chuyển ra bệnh viện huyện".

 

Bệnh án của trạm y tế xã Bình An ghi: "Ðau tức vùng ngực, có vết phù nề gò má, tay trái... Chẩn đoán chấn thương phần mềm do bị đánh".

 

Khi được phóng viên báo chí hỏi CA: "Các anh có đưa anh Dớn vào phòng và đánh đập hay không?"

 

Nguyễn Thanh Phong, CA viên của xã Bình An nói: " Chúng tôi có dùng một khúc cây gỗ nhỏ đánh vào đít và chân anh Dớn với mục đích... giáo dục (!?)".

 

Câu trả lời hồn nhiên của anh CA này chứng tỏ anh ta coi như đó là cái "đặc quyền" của CA được quyền giáo dục dân bằng cách đánh dân, không có tội thì đánh cho lòi tội ra mới thôi. Và cũng chưa chắc đã thôi, còn khối chuyện rắc rối sau khi người dân đành phải "cúi đầu nhận tội", bất biết đúng sai. Khi đã có tội rồi, tức đã là "tội phạm" thì cái "đặc quyền" kia còn lớn hơn nữa vì nó được pháp luật bảo vệ.

 

Quả là một sự "giáo dục dân" chưa từng thấy trong bất kỳ quốc gia nào ở thời đại này. Nó chỉ có thể xảy ra vào thời đồ đá. (Xin đừng hiểu lầm là thời đồ đểu, vì thời đồ đểu cũng chỉ có "chơi đểu, xử đểu" thôi, chứ không có chuyện đánh đấm dân lành. Tôi phải xác minh cho rõ ràng kẻụo oan cho cái thời kỳ "đồ đểu".)

 

Theo dõi sự việc, đến chiều ngày 20-8 vẫn chưa có một lời giải thích nào khác của từ phía CA và chính quyền xã Bình An, chưa nói đến một lời xin lỗi. Ðúng là cái xã mang tên "Bình An" theo cái kiểu bình an cho các quan, chứ không phải là bình an cho người dân như chúng ta vẫn "hiểu lầm". Những kiểu "chơi chữ" như thế này bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào. Khu phố Văn Hoá thì rác rến, ma tuý ngay từ cổng ra vào. Nơi cấm đổ rác, cấm đậu xe thì ngay dưới chân khẩu hiệu là rác và xe dựng tự do. Ngay trên hè phố Hà Nội cũng thế thôi, tôi đã chứng minh trong dịp Bắc Du. Cho nên "khẩu hiệu" chỉ lá cách chơi chữ ngược, bạn không nên ngạc nhiên.

 

Chuyện đó không chỉ xảy ra ở nhà quê. Mà ở ngay thủ đô Hà Nội cũng vừa có một cú đánh "đột xuất" rất... ngoạn mục, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa ngã tư đông người qua lại, cho cả làng cả nước cùng biết.

 

 

 

 

 

Anh Ðôn, người dân được "giáo dục" đến gãy xương sườn mà nhà chức trách xã Bình An, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang vẫn "vô tư" như chuyện ở bên kia trái đất.

 

 

 

Công an dùng dùi cui quật vào gáy, đánh ngất một nữ sinh

 

Khoảng 10g30 phút sáng 24-8, Lê Hải Yến - học sinh lớp 12 (trường Vạn Xuân) trú tại Dương Xã (Gia Lâm) - đi xe gắn máy, chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ, phía sau đèo hai bạn gái cùng lớp. Khi dừng lại ở ngã tư Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn thì bị một công an dùng gậy chỉ huy ra lệnh dừng xe.

 

Theo lời kể của người bạn đi cùng Yến: "Cháu thấy khi chú công an đưa gậy yêu cầu dừng xe, hai đứa cháu xuống. Vừa lúc đó, thấy người đi ngược chiều nên Yến leo xe lên vỉa hè để tránh. Thế là chú kia vụt luôn vào gáy bạn cháu".

 

Anh Nguyễn Công Lập, ở 63 Lý Nam Ðế - người đã chứng kiến toàn bộ sự việc kể: "Sự việc xảy ra ngay trước mắt tôi, sau khi bị vụt dùi cui vào gáy, cháu bé đổ ập người xuống đường như cây chuối. Tôi quá bất bình nên đã gọi điện thoại cho báo chí và ghi lại số phù hiệu của anh công an này. Chúng tôi cũng yêu cầu công an lập biên bản nhưng họ không chấp nhận, mà yêu cầu về đồn giải quyết". Anh Lập đưa số phù hiệu mà mình đã ghi lại trên tay, theo sự ghi chép của anh Lập thì anh công an này mang số phù hiệu: 123506.

 

Khi tìm hiểu, được biết anh công an gây ra sự việc này là Chu Phương Ðông, hiện công tác tại công an phường Bồ Ðề. Tại hiện trường, công an phường Bồ Ðề từ chối trả lời báo chí!

 

Có lẽ bởi sự việc có gì quan trọng đâu. Uýnh các em cũng là để giáo dục thôi mà. Các em chỉ còn nước cầu nguyện Lạy Chúa đừng bao giờ con được giáo dục nữa, và tốt hơn hết là đừng bao giờ gặp mấy chú này nữa cho con yên tâm cắp sách đến trường. Chả biết ông "sếp" CA huyện lần này có "ný nuận" rằng cái dùi cui không phải là cái dùi cui mà là cái... cóc khô gì đó như ông Phó CA huyện Hải Châu "ný nuận" cái kiếm không phải là kiếm không nhỉ. Lạy trời cho cái dùi cui biến thành cái bìa giấy để người ta đốt xuống âm phủ cho người chết dịp Lễ Vu Lan thì vui quá.

 

Còn huyện và tỉnh của xã thì.. quá xa nên chắc không biết gì về những chuyện lẩm cẩm như thế này? Bởi huyện và tỉnh có khối chuyện để làm, thí dụ như...

 

 

 

 

 

Cháu Yến được cấp tốc chở đến bệnh viện vì cú đánh "giáo dục" của anh CA Chu Phương Ðông phường Bồ Ðề.

 

 

 

 

 

Cú đánh giữa ngã tư đông người qua lại giữa thủ đô Hà Nội... yêu quý!

 

 

 

Ông chủ tịch huyện bận 'thâu tóm' đất cho người thân

 

Thời gian gần đây, theo đơn tố cáo của người dân, ông Nguyễn Viết Hoạch Chủ tịch huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên - Huế), đã dùng quyền hành thâu tóm nhiều vùng đất rừng, đất ở cho anh em bà con dòng họ nhà mình. Ông còn tranh ăn, tranh quyền lợi của người nghèo để người nhà vay cả vốn ưu đãi dành cho gia đình nghèo. Sự "ăn cướp" này rất trắng trợn, nhà nghèo nhà giàu cũng bị cướp giữa ban ngày, trước mắt bàn dân thiên hạ, không một chút ngượng ngùng.

 

Phong Ðiền là một trong năm huyện tại Thừa Thiên - Huế được hưởng dự án trồng rừng kinh tế WB3 (vốn Ngân hàng Thế giới). Vào cuối năm 2005, dự án đã bắt đầu thực hiện tại năm xã là Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong An và Phong Thu. Ngoài mục tiêu môi trường, dự án còn hướng đến cải thiện đời sống kinh tế đối với dân nghèo, nhất là người dân địa phương có hộ khẩu thường trú ở các vùng đồi núi. (Xin nhấn mạnh là chỉ cho người người dân có hộ khẩu và thường trú tại những xã này, những người dân ở nơi khác không được hưởng quyền lợi đó).

 

Nhưng quy định là quy định với người khác chứ với quan chủ tịch thì đạp lên quy định, xéo lên nguyên tắc mà đi, đúng là chuyện hàng ngày ở huyện.

 

 

 

Cả nhà đều có đất

 

Nguyễn Viết Hoàng - cảnh sát giao thông công an tỉnh, con ông chủ tịch UBND huyện Nguyễn Viết Hoạch - dù có địa chỉ thường trú ở TP Huế vẫn được cấp 26,36ha rừng của dự án WB3 vào tháng 12-2005 (không thu tiền sử dụng đất thời hạn sử dụng 50 năm) tại xã miền núi Phong Sơn. Trong khi đó người dân tại đây chỉ được cấp theo dự án này là 3,4ha. Cho nên không ai lấy làm lạ khi cậu ấm Ðỗ Hoài Phương Minh gây rối ở sân bay Ðà Nẵng là con ruột ngài bí thư huyện uỷ tại Bình Dương. Những chỗ "thơm như mít" hầu hết rơi vào tay con quan hầu như rải đều khắp các cơ quan nhà nước, lan cả sang nhiều công ty xí nghiệp tư nhân. Ngoài chỗ "ngon" ra lại còn được bố và "các chú các bác" ban cho những miếng ngon khác nữa. "Tích luỹ" lại chẳng mấy lúc mà thành đại tỉ phú.

 

Vợ ông Hoàng - bà Trần Thị Thu Hà, giáo viên Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, TP Huế - cũng được cấp 10,25ha đất vào tháng 7-2006. Sau khi được giao số diện tích đất nói trên, ông Hoàng tiếp tục xin giao 10,63ha đất trồng rừng (cũng tại Phong Sơn, theo dự án WB3) và đã được ban quản lý dự án đo đạc, đăng ký và hoàn tất thủ tục nhưng "may" huyện chưa ra quyết định giao đất.

 

Nguyễn Viết Hà (một người con khác của ông chủ tịch Hoạch đang làm ở Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng được cấp 9,6ha đất trang trại từ đất của dự án trồng mía đường trước đây. Khi dự án trồng rừng WB3 "rục rịch", ông Hà đã làm thủ tục xin chuyển sang đất dự án, nhưng huyện chưa ra quyết định.

 

Bản thân vợ chồng ông chủ tịch Nguyễn Viết Hoạch thì được 5ha đất trồng cao su tiểu điền tại Khe Mạ, xã Phong Mỹ. Một người em ông Hoạch được cấp 2,6ha, trong khi mức cấp cho người dân tại đây là 1,8ha.

 

 

 

 

 

"Biệt phủ" tiền tỷ mới xây của gia đình ông Nguyễn Viết Hoạch, chủ tịch huyện Phong Ðiền, nổi bật giữa vùng nông thôn đang còn nhiều khốn khó.

 

 

 

Quen biết cũng được ông chủ tịch cấp luôn

 

Ngoài số diện tích cấp cho con cái của ông chủ tịch huyện, còn có hàng chục đối tượng khác là viên chức, con em của những người có chức quyền cũng "chia sớt" dự án WB3. Ðặc biệt, có đến 122,64ha đã được UBND huyện dành cấp cho một "tập hợp đối tượng" là thành viên của gia đình ông Hoàng Bằng - giám đốc Công ty cổ phần 1-5, một trong những doanh nghiệp lớn ở huyện Phong Ðiền.

 

Trong đó, UBND huyện Phong Ðiền cấp cho ông Bằng hơn 23ha, bà Phạm Thị Chi (vợ ông Bằng) gần 27ha, chồng người em ruột và em dâu ông Bằng tổng cộng trên 43ha. Mẹ ruột ông Bằng là bà Hồ Thị Bẻo năm nay đã 70 tuổi cũng được UBND huyện Phong Ðiền cấp đất rừng theo dự án WB3 đến gần 30ha!

 

Năm 2006 UBND huyện Phong Ðiền còn cấp tiếp cho ông Bằng và các người trong gia đình này gần 39ha khác tại thôn Thanh Tân (xã Phong Sơn)... Tất cả đều cấp không thu tiền sử dụng đất. Trong lần cấp này người mẹ 70 tuổi của ông Bằng lại được cấp thêm gần 9ha....

 

Tóm lại theo những gì đã được xác minh, cả gia đình ông Hoạch (gồm vợ chồng, con cái) hiện đang sở hữu tới 8 lô đất tại Phong Ðiền và TP. Huế. Việc gia đình ông Hoạch xây dựng ngôi "biệt phủ" rất bề thế, theo lối nhà rường cổ trên diện tích 2.889m2, tại thôn Vĩnh Nguyên (Phong Ðiền), khiến không ít người dân xì xầm về sự giàu có của gia đình chủ tịch huyện, giữa một vùng đất còn nhiều khốn khó.

 

Thôi, kể sơ sơ như vậy đã mỏi tay rồi, kể thêm nữa cả ngày chưa hết chuyện ở huyện.

 

Lại xin kể đến chuyện ở tỉnh. Ngay cái tỉnh tôi đang tá túc cũng có vô số chuyện của các quan tỉnh để lai rai đôi điều cho đủ bộ từ làng xã đến huyện, đến tỉnh.

 

 

 

Từ quan đến lính đều làm "cò đất"

 

Chuyện gần đây, vui nhất là các quan chức và "lính lác" của Phòng Nông nghiệp - Ðịa Chính (NN-ÐC) tỉnh Bình Phước đều là những tay cò đất chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp hơn là nghề làm cán bộ lương ba cọc ba đồng của mình giữa thời buổi vật giá bùng nổ leo thang này. Nếu chỉ lãnh lương công chức thì đói nhăn răng. Ấy vậy mà người ta vẫn thích, thà là làm một anh "cán bộ quèn của nhà nước" chứ không thích làm trưởng phòng, làm chánh sở cho một hãng tư nhân nào. Vì sao thì... bây giờ bạn hỏi một đứa trẻ con đang cắp sách đến trường cũng biết, chẳng nói làm gì cho nhàm tai bạn đọc.

 

Xin dẫn chứng cụ thể, có 9 cán bộ của phòng Nông nghiệp - Ðịa Chính tỉnh, từ cấp phó trưởng phòng, đến cậu làm việc chuyên môn, gõ máy, văn thư, tài xế và anh cổng (tục gọi là bảo vệ), đều kiêm thêm chức năng "cò" dịch vụ. Cụ thể: Ông Trần Bá Long (phó trưởng phòng) làm "cò" 127 sổ - 9 người thừa nhận đưa 3,4 triệu đồng, ông Vũ Ðình Sử (cán bộ nghiệp vụ, nhận "cò" 529 sổ, 8 trường hợp đưa tiền), ông Ngọ Văn Lâm (cán bộ nghiệp vụ, nhận "cò" 523 sổ, 26 trường hợp đưa tiền gần 36 triệu đồng), Ðặng Tứ Hải (văn thư - bảo vệ, nhận "cò" 180 sổ), Nguyễn Công tài xế, nhận "cò" 116 sổ) v.v...

 

 

 

Chưa thể "nhất trí cao"

 

Riêng tại thị xã Ðồng Xoài, kiểm tra 100 người dân, thì 60 người thừa nhận phải đưa tiền cho cán bộ hoặc môi giới làm dịch vụ, mới được giải quyết hồ sơ địa chính như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDÐ)... Cơ quan điều tra phát hiện có tới 14 người thuộc các ngành nghề khác nhau làm "cò" dịch vụ. Tất nhiên là "người nhà nước" không làm xuể và cần có thêm tay chân để "thi đua" móc ngoặc nên món xẻ thịt nhân dân này mới lọt tí xương xẩu ra ngoài.

 

Tuy nhiên, tôi và những ông già nhà quê ngồi bù khú với nhau đều tỏ vẻ không thể "nhất trí cao" với cái sự kiểm tra của phái đoàn điều tra được. Bởi cái tỷ lệ chỉ có 60% người dân phải đưa tiền cho cán bộ hoặc môi giới mới qua cửa nhà đất là con số quá khiêm nhường. Vậy là vẫn còn 40% vị thanh liêm trong cái dịch vụ béo bở nhà đất hay sao? Kiểm tra như thế e rằng chưa kỹ. Hỏi 100 người dân thành phố thì 90 người nói rằng phải mất tiền trong bất kỳ một dịch vụ nhà đất nào. Còn 10% không mất tiền là quan chức cấp "lãnh đạo" hoặc con cháu chính các vị trong sở nhà đất.

 

 

 

Có thanh tra đến hết đời cũng không hết

 

Ở nông thôn cũng thế, nếu có khác thì chỉ khác là số "doanh thu" ít hơn vì nhà đất không có giá bằng thành phố và cũng không có nhiều mối làm ăn lớn đến vài chục tỉ. Ở thôn quê, lúc này "dịch vụ" cò đất, cò nhà, cò chuyển nhượng, cò đổi đất cày bừa thành đất thổ cư để được xây dựng nhà cửa, nhà nghỉ nhà ngủủ cũng chỉ lên đến vài trăm triệu. Nhưng bất kỳ làm gì, đụng đến nhà đất là phải có tiền mới xong. Có hàng chục, hàng trăm thứ luật lệ, quy định, quyết định, lệnh lạc chồng chéo, đến ngay những ông luật sư cũng hoa mắt chứ nói gì đến người dân. Muốn áp dụng thứ luật nào là "tuỳ hỷ, tuỳ hứng". Muốn gây khó dễ sao cũng được, thời gian kéo dài nhanh hay chậm, một vài ngày hay một vài năm tuỳ theo "khách hàng" nộp cho cò đất bao nhiêu.

 

Nghề làm cò rất phát đạt. Lương đói, toàn phòng kéo nhau đi làm cò đất là chuyện đương nhiên. Và người dân thấy quan làm cò thì tin tưởng 100% là đúng nơi đúng chỗ.

 

Vậy thì chẳng phải chỉ có ở tỉnh Bình Phươc đâu các quan ạ. Còn nữa và còn nữa, những tỉnh thành, những thị trấn, những làng xã đều có "cò" tuốt hết. Và, cũng chẳng phải chỉ có cò đất, còn nhiều thứ cò khác nữa trong mọi cơ quan quyền lực, trong mọi cơ chế "xin cho". Ở trong lãnh vực thương mại thì khỏi nói. Ngay cả trong lãnh vực giáo dục, y tế, cũng vô số cò. Họ nhà cò từ vài chục năm nay sinh sôi nẩy nở rất nhanh chóng. Cò trắng đồng cỏ, trắng cả thành phố, trắng cả đất nước.

 

Xin đừng kết tội riêng cái tỉnh nghèo Bình Phươc mà oan ơi ông địa cho cái tỉnh của tôi đang tá túc. Dù tôi có thể thông cảm với nhà điều tra rằng có thanh tra, kiểm tra đến hết đời cũng chẳng thể nào hết được.

 

Với tình trạng nông thôn như thế, các cô gái nghèo không bỏ xứ ra đi mới là lạ.

 

 

 

* Tập I phóng sự Lên Ðời đã hết, nhiều bạn đọc hỏi, nhà xuất bản cho biết sẽ tái bản một ngày gần đây. Tập 2 Lên Ðời còn một số ít, bạn đọc cần, có thể liên hệ qua địa chỉ: Nhà XB Tiếng Quê Hương 7333 Parkword Court #104, Falls Church, VA22042 USA. ÐT: 7035731207- E Mail: uyenthao1@juno.com.

 

 

 

=END=

 

 

 

8- Văn Học Nghệ Thuật

 

 

 

- Tựu trường

 

 

 

Phan

 

 

 

Tôi đi làm về tối, trước phòng khách lại lù lù mớ hành lý như một cuộc đi xa đã dứt khoát sau đêm nay. Lần này người đi là thằng con mà mười tám năm qua nó đã khóc cười mỗi ngày trong căn nhà này. Không phải là chuyện tôi mới biết vì chính tôi đã đi tha về cho nó cái microware, cái tủ lạnh bé con. Bỏ ra nửa buổi để dạy nó thay bánh xe nếu bể dọc đường, để coi lại cái xe cho nó - sẵn sàng xuyên bang.

 

Tôi mở tủ lạnh dưới nhà bếp lấy chai bia thì thấy cái hộp giấy trắng to lớn, chắc chắn bên trong là cái bánh sinh nhật nó. Thằng nhỏ phải ăn sinh nhật lần thứ mười tám sớm hai ngày để đi tựu trường. Tôi buồn. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn? - XD

 

Con tôi. Hôm nay nó nghĩ gì?! Chắc con đã thấy ngày mai khổ rồi, phải không? Không còn mẹ để nay đòi ăn phở - mẹ nấu; mai đòi ăn cánh gà cay - bố làm. Không còn thằng em chí nghĩa với anh hai từ miếng ăn, giấc ngủ. Không còn mỗi ngày thấy ông bố khó ưa nhưng rất cần mỗi khi con bế tắc một chuyện gì? Tóm lại: Cơ hội giúp nhau đã khó khăn hơn hôm qua và kéo dài tới không hạn định. Bởi con trai đã ra khỏi nhà, có trở về thăm thân nhân thì nó cũng không còn là thằng con của gia đình như trước. Có lẽ đó là cái tôi buồn mà hồi mười tám tuổi, tôi không hiểu. Bởi tôi đã đi từ đó cho tới khi về lạy mẹ được một cái thì phải cưới vợ cho con. Vài năm sau... lạy mẹ con đi. Tôi ôm mẹ tôi thật lâu, mẹ tôi thấp qúa nên tôi phải qùy xuống để úp mặt vào ngực mẹ tôi cho đừng ai thấy tôi khóc và một điểu không hiểu "mới" phát sinh mà những năm tháng một mình một góc trời. Gìơ này hoàng hôn đã tắt con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều... Lê Minh Ðảo, tôi mới ngộ ra: Ðứa con khi xa mẹ và không dám mong ngày gặp lại, nó cố tìm nơi có nhiều mùi người mẹ nhất để ghi nhớ trong tiềm thức. Hiểu rồi. Tôi chỉ còn câu nói của người: "Con đã ba mươi hai... Ba mươi hai tuổi, bố con dắt gia đình vào Nam, ông nội chỉ nói ráng lo cho lũ cháu học hành. Bây gìơ mẹ cũng chỉ biết mượn lời ông nội để nói với con..."

 

Hèn gì thằng con tôi dạo này, từ hôm nghỉ jop học trò để đi tựu trường. Cứ sau khi mẹ đi làm sớm, nó lủi vô giường mẹ. Cuộn mình trong chăn, úp mặt vào gối như hít được càng nhiều hơi của mẹ nó, càng tốt. Không biết nó có ý thức về hành động của nó không? Nghĩ kỹ cũng không cần tìm hiểu làm gì. Bác sĩ Lập ở nhà bảo sanh Lương Kim Vi, quận nhất. Lôi nó ra khỏi bụng mẹ, cắt đứt cái nhau, cắt đứt sự liên hệ trực tiếp của nó với mẹ nó. Nhưng mười tám năm qua, mẹ nó đã nối lại được sự liên hệ mật thiết hơn là từng ngày gieo vào nó sự hiện diện của người-mẹ-Việt-Nam. Những ngày qua mẹ nó cũng tẳn mẳn tằn mằn từ cây kem đánh răng, cái tà lỏn... y như mẹ tôi ngày xưa gởi hết tình thương vào những cái nhỏ nhặt, cỏn con đó để thằng Bảy đi Quân trường thì thằng Sáu đã ra Trung lập đồn. Ðêm đêm ngồi nhìn hỏa châu thắp sáng vùng trời Bình Chánh mà lòng mẹ không yên! Thằng Tư... không biết có sao không? Tàu thằng Ba đang đánh nhau với Trung cộng ngoài Hoàng Sa, thằng Hai ở Phước Long rừng thiêng nước độc, nghe nói trên núi Bà Rá có hang Bạch Hổ thiêng lắm! Phải như mẹ được đến đó thắp nhang. Lại đi thắp nhang khấn Phật Bà che chở. Trong khi anh Tư tôi đang tắm mưa pháo ở An Lộc. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình - không phương hướng vì chỉ có một hướng duy nhất là hướng về những đứa con đang mịt mù khói lửa. Và Phật Bà còn bận rộn thu xếp chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người vừa nằm xuống của đôi bên, thì gìơ đâu che chở cho đứa còn đang cắc-bùm với thằng Năm. Hồi mẹ đi di cư, nó ở lại với ông bà nội. Nghĩ đến anh em nó bắn nhau từ hai chiến tuyến, mẹ tôi lại khóc. Nói làm sao cho hết tấm lòng người mẹ đã sinh ra đàn con trên quê hương điêu linh. Nhà tôi lại toàn con trai.

 

Hòa bình lập lại thì lo kiểu khác. Buôn gánh bán gồng, chắt chiu từng đồng để thăm nuôi những thằng con thất trận trong trại tập trung. Thằng ngoài Bắc không chết, chiến thắng trở về từ Nam Lào thì bị khai trừ khỏi Ðảng vì có gia đình toàn Ngụy quân ở Sàigòn. Cầm cái bằng Y sĩ tốt nghiệp ở Tiệp Khắc mà đi làm phụ hồ sau chiến thắng trở về. Hề! Thằng Tám-tôi lớn lên như con chó hoang lạc đàn ngay trên quê hương tôi, không còn đàn anh để tiếp bước. Mẹ tôi lại lo kiểu mới. Nhờ ơn cách mạng, bà mẹ quê biết quê mình có biển Ðông và những người chết - không cần súng đạn như xưa nữa. Một trái pháo của Việt cộng xưa kia chỉ giết được vài chục thường dân. Bây gìơ một con tàu, chiếc ghe đắm, chết cả trăm mạng người. Ðã là người Việt Nam, mỗi thế hệ có một con đường chết khác nhau, tôi đi về phía biển - không cần sợ.

 

Gìơ. Cái lo của vợ tôi thật khó nói. Thằng con đi học thôi mà. Cách nhà có bốn tiếng lái. Nó sở hữu một cái xe, điện thoại, computer để e-mail 24/24. Có cần phải lo qúa lo như vậy không? Nó đi trong tư thế của một người bước vào thế kỷ 21 khoa học kỹ thuật chứ đâu có đi mà ngày về mơ hồ... có thể là sáu miếng ván phủ cờ Tổ quốc ghi công. Hay anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về dang dở đời em... như đàn anh tôi. Hay đi để đánh lộn với hà bá ngoài biển Ðông như tôi. Tóm lại: Sự ra đi nào cũng có cái được và cái mất! Cái được cho con, cái mất cho mẹ. Bởi hoàn cảnh đất nước tôi thôi. Thân phận người con gói gém trong phận đời của mẹ-Việt-Nam. Tôi đã định nghĩa được sự ra đi và công bằng khi nói về tình mẫu tử. Còn tình phụ tử sau mười tám năm dưỡng dục sinh thành, sáng mai nó đi thì chiều nay kéo cái máy cắt cỏ ra cắt cho bố lần nữa trước khi con đi. Mấy lần cắt cỏ trước, nó ưa quên lắm!

 

Tối về, tôi đi chân không trên cỏ mới cắt, tay cầm chai bia và thấy cuộc đời đáng yêu nhất là những đứa con bé nhỏ của mình. Tôi là người nông dân chân chính, tôi có gieo nên tôi có gặt. Vui vui. Hài lòng. Tôi đi nằm mà sao không chợp mắt được dù biết mai mình phải đi sớm. Ba mẹ con nó bên phòng bên kia cũng rù rì riết đến tận khuya. Lại phải đóng vai "ác", hét lên cho cả nhà đi ngủ.

 

 

 

***

 

 

 

Sáng hôm sau, chưa tỏ mặt người. Thằng con lái xe một mình, chạy phía sau xe bố hơn ba tiếng đồng hồ. Bây gìơ, sau lưng nó đã là kỷ niệm của thời thơ ấu... có cha mẹ, thằng em và bạn bè. Ngôi nhà mà nó sẽ thèm được lau chùi chứ không phải mẹ la toáng lên mới cầm cây "móp" đi quẹt quẹt sơ sơ. Miệng không ngớt dụ thằng em nhỏ: "Tịt, đi lau bàn, dẹp dọn bớt games đi... Chiều anh hai chở đi mướn phim".

 

Tất cả. Ðã là qúa khứ! Chỉ còn là kỷ niệm.

 

Cả nhà ghé ăn sáng trước khi vô thành phố Bryan. Có khung trời Ðại học, lừng lững nhà tù A&M. Nó nuốt gì nổi. Chữ buôn huyền buồn phản phất trên gương mặt búng ra sữa... sắp sửa mồ côi, liếm lá đầu đường tới nơi rồi con ạ! Rồi đây râu ria sẽ chứng minh: Ðời là vạn ngày sầu! Không biết ngày xưa có ai nhìn tôi như thế? Con đường trước mặt của mỗi người đều bắt đầu từ sự rứt ra khỏi vòng tay mẹ mình. Sự trống lỗng chưa quen đó sẽ được lấp lại mau thôi hay chậm là tùy ở duyên phận từng người. Sự chững chạc sẽ hiện diện nếu không phải là đổ đốn. Những điều ấy phụ thuộc vào lá thơ tôi đang viết cho con tôi. Bạn có viết cho con bạn lá thơ sau khi nó ra khỏi nhà bạn? Quan hệ cha con nhất là con trai thường khó nói lúc gặp nhau vì cùng phái tính nhưng một người đã bị những thất bại trong đời bào mòn bớt "cái tôi" để sống lặng lẽ, khiêm nhường... bỏ ra nhiều thời gìơ để nghiền ngẫm sự thành bại và lòng chỉ muốn truyền đạt kinh nghiệm lại cho con thì làm sao dễ dàng chấp nhận một con ngựa non háu đá, "cái tôi" còn cao ngất Trường Sơn. Bụt nhà không thiêng là vậy! Bụt chùa hoang đá cho vài cái thì thức tỉnh ra ngay, đó là thời gian con cái bắt đầu học hỏi ngoài đường, cứ theo dõi qua vệ tinh: mẹ nó; em nó; bạn bè nó... Không bỏ nhưng cũng không can thiệp qúa sâu vào một chút đời sống riêng tư của con mình, nhất là khi nó đã "có râu".

 

Tôi đang viết cho con tôi lá thơ để nó có cái đọc những đêm không ngủ, dở ra tình cha con mà lớn thành người. Tôi chỉ mong con tôi thành nhân. Danh phận không làm cho người ta sống có ý nghĩa hơn đâu! Ðừng lệ thuộc vào văn bằng để đánh mất mình. Danh vị thường làm cho người ta xa lạ với chính mình nên Phạm Thiên Thư ngày xưa mới viết: Rằng xưa có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng ngủ say... Ông quan đã đi tìm lại mình đó. Có muộn qúa không thì tôi không biết!

 

Vài tiếng đồng hồ sắp xếp cho con trong căn phòng lạ hoắc mà nó sẽ phải nuốt trôi những hóc búa vô cùng thời đại của mảnh bằng Ðại học. Nó sẽ nghiệm ra câu xin lỗi Mẹ về qúa khứ hỗn hào - đôi khi thôi. Hiếm hoi không có nghĩa là không có. Nó hiểu bố nó hơn. Nó thương em nó hơn vì đến lượt thằng em chui vô đây. Mày có bản lĩnh bằng anh hai không? Nó sẽ tự trao cho nó ý thức trách nhiệm với đàn em thì tốt hơn là cha mẹ ép nó. Nó thành một con người khác thôi bạn ạ! Con người chứng minh cho sự đầu tư của bạn là đúng hay sai? Không có "hên - xui" trong chuyện này. Bạn gieo thóc thì gặt lúa, bỏ ruộng hoang thì đi cắt cỏ dại. Tôi chỉ nghĩ thôi, không biết có đúng không? Con đi Ðại học không có nghĩa là mình hết trách nhiệm. Tôi đã qua thời đó. Những đứa còn nhận tiền nhà dưới quê gởi lên Sàigòn, chúng còn biết: Trên đầu có ai. Biết trời cao đất rộng hơn những đứa sáng đi học, chiều đi ta bà thiên địa kiếm sống. Dọc ngang trời bể trên đầu có ai! Coi trời bằng vung, trong mười đứa lang bạt kỳ hồ đó, mấy đứa không ngã hư? Có thể nói là kinh nghiệm bản thân, nếu tôi không may mắn có người níu lại thì đâu có cơ hội hôm nay để ngồi hoài niệm, nhớ về qúa khứ. Thiếu tình thương và sự quan tâm của gia đình thường làm cho tuổi trẻ hận đời vì suy nghĩ chưa sâu và những đứa hận đời - khờ khạo còn đỡ. Gặp đứa thông minh thì tác hại khôn lường. Có lần tôi rầy con tôi về việc sống vô trách nhiệm. Ăn xong bỏ tô, ly đầy bồn rửa chén cho mẹ về mẹ rửa là không đúng. Nó nói với mẹ nó: "Bố chỉ mong cho con ra khỏi nhà..." Rồi đây nó sẽ hiểu câu nói ấy của nó là đúng hay sai? Bây gìơ đến ngay cái ăn cũng không phải muốn là có như ở nhà thì việc rửa cái tô mình ăn chỉ còn là chuyện nhỏ. Hiến pháp không quy định ai là người rửa chén trong một gia đình nên con người phải tự nhắc nhở mình luôn luôn, sống làm sao cho người khác thương kính chứ đừng để người khác thương hại hay thương tình.

 

 

 

***

 

 

 

Ông kia to lớn gấp hai lần tôi, đứng ôm đứa con gái khư khư, làm như buông ra là thằng thanh niên nào nó chộp mất ngay. Ðứa con gái cũng không biết mắc cỡ, khóc ròng trong tay cha. Cái kính Rayban không che hết được nước mắt ông lăn xuống. Ông ra xe để về thôi, tôi liên tưởng đến người lính Mỹ rời Việt Nam xưa kia! Lặng lẽ. Cúi đầu.

 

Ðến lượt tôi cũng không khá hơn. Nhìn hai đứa con mình cứ xiết chặt vào nhau - dặn dò. Thằng lớn ứa ứa, thằng nhỏ còn qúa nhỏ nên tự nhiên buông lơi cảm xúc. Thấy thương lắm bạn ơi! Trong bài báo "Món qùa của Thượng Ðế "trên Phố Văn - số Giáng sinh năm rồi, tôi có viết: "Món qùa của Thượng Ðế ban cho vợ là chồng, ban cho anh là em, ban cho bạn là tôi..." Trong không khí Giáng sinh, tôi nghĩ vậy thôi. Bây gìơ đã xác chứng. Thượng Ðế đã ban cho loài người tình huynh đệ. Anh em như thể tay chân / như chim liền cánh như cây liền cành - Gai huấn ca.

 

Vợ tôi cố nén những giọt nước mắt người mẹ khi đứa con yêu mười tám năm trời, đêm nay không còn ngủ trong nhà mẹ nữa. Tôi chợt nhớ mẹ tôi khi xưa, những lần các anh tôi lặng lẽ đi quân trường. Mẹ tôi chắc buồn lo lắm. Ðúng là làm cha mẹ mới hiểu lòng cha mẹ, ngày còn nhỏ chỉ giỏi phá làng phá xóm. Thằng con tôi ôm bố, vỗ lưng đùm đụp, "Con cám ơn bố nhiều lắm!..." Tôi quay đi để giữ vững vai trò người hùng trong gia đình chứ thiệt ra... tôi cũng con người thậm chí giàu hơn tiền bạc tôi có là tình cảm trong tôi. Tôi nói con tôi: "Con bảo trọng, cần gì gọi bố". Tôi đi những bước nặng nề để từ từ xa đứa con đứng tựa cửa trông theo những người thân đang rời xa nó.

 

Tôi nghĩ đến căn phòng lạnh lùng, một mình nó đêm nay... tôi đang dẫm lên những dấu chân người đàn ông Mỹ ban nãy. Phải chăng người Việt mình dù có mang quốc tịch gì đi nữa thì sự gắn bó trong gia đình cũng là người Việt. Người đàn ông mang quốc tịch gì đi nữa thì tình cảm của họ cũng không tệ lắm đâu.

 

Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ đến trường một mình với hành trang đơn sơ. Tự khuân, tự vác... tự nhiên đứng nhìn sự lạc lõng của mình bị phản chiếu bởi những sự-không-nỡ-rời-xa-của-kẻ-khác. Tôi thấy mình bất nhẫn với người khác nên đi nhanh thôi. Xin gởi những người cha quên đưa con đến trường; những người cha còn sống như đã chết; những linh hồn chưa bị bôi số xã hội vì tim còn đập nhưng đập theo nhịp của đồng tiền và danh vị phù du. Xin lỗi!

 

Bài học thuộc lòng thuở nhỏ: "Tôi đi học" của Thanh Tịnh vang vang trong tôi theo những bước chân nặng nề để ra xe ngoài parking. "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc... mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp..." Ôi! Bâng khuâng.

 

 

 

***

 

 

 

Ðường về thăm thẳm, tôi nuốt những cánh đồng cỏ cháy dọc theo xa lộ như con bò gìa nhai lại qúa khứ buồn tênh. Nhà bốn người. Gìơ còn ba, nghe buồn lắm bạn ạ! Cái bàn ăn sẽ trống đi một chỗ, thức ăn chắc không còn ngon miệng như xưa. Ðứa con tới tuổi trưởng thành là do xã hội quy định. Trong con mắt cha mẹ, nó là thằng Nhí muôn năm.

 

Về đến nhà là điện thoại reo, nó biết: "Sáng đi với con thì bố chạy ba tiếng rưỡi, chứ bố về một mình thì ba tiếng thôi chứ nhiêu". Thằng em nhỏ hơn thằng anh mười tuổi, vậy mà nhiều khi tôi cũng không biết thằng nào là anh hai thằng nào. Toàn nghe thằng em nhắc nhở; dặn dò thằng anh: "Hai lấy hộp cơm trong tủ lạnh, ngăn trên đó, ăn đi. Warm-up chút thôi nha, nhớ đậy... để nó giăng... dơ microware lắm đó! Uống một cái coke thôi nha, uống nhiều qúa chảu máu lỗ mũi đó." Rồi khóc.

 

Sáng hôm sau thức dậy, lật đật chạy qua phòng anh hai, kêu anh hai dậy đi học. Nó "sốc" thật sự với căn phòng trống huơ, "Hai đi mất tiêu rồi, bố ơi! " Nó lại khóc! Tôi ước gì mình cũng tám tuổi như nó để có một tình yêu thật thà thánh thiện không nửa người nửa ngợm nửa đười ươi như tình yêu chó cắn đang có trong tôi. Tôi chở nó đi học, ngày tựu trường. Chú nhóc cười được ngay với bạn bè gặp lại sau một mùa hè. Ðứa nào cũng sáng rực như những ngọn đèn trong nhà mỗi đứa.

 

Trở về nhà ngồi gõ cái chi đây? Chắc đến thằng nhỏ đi Ðại học, tôi bán nhà theo nó luôn cho rồi. Cái thằng nhóc con rộn ràng nhất trong nhà nhưng nó là: nhịp cầu nối những bờ vui.

 

 

 

Phan

 

 

 

=END=

 

 

 

**********************************

 

 

 

 

 

 
 
 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy